Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Soạn Bài Tục Ngữ Về Con Người Và Xã Hội

Soạn Bài Tục Ngữ Về Con Người Và Xã Hội

Đề bài: Soạn Bài Tục Ngữ Về Con Người Và Xã Hội

Bài làm

Câu 1: Học sinh đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu các câu tục ngữ và một số từ trong văn bản.

Câu 2: Phân tích câu tục ngữ theo từng nội dung:

Câu Nghĩa của câu tục ngữ Giá trị của kinh nghiệm

mà câu tục ngữ thể hiện

Một số trường hợp có thể áp dụng
1 Người quý hơn của, quý hơn gấp bội phần Đề cao giá trị của con người. – Phê phán những trường hợp coi của hơn người.

– An ủi, động viên những người mất của,…

2 Răng và tóc là các phần thể hiện tình trạng sức khỏe, hình thức, tính nết con người. Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người. – Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng, tóc cho sạch và đẹp
3 – Nghĩa đen: Dù đói cũng phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc sạch sẽ, gữ gìn cho thơm tho

– Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn cũng phải sống trong sạch; không vì nghèo kkhổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi.

Giáo dục con người có lòng tự trọng. – Khi một người nào đó lâm nào hoàn cảnh khó khăn
4 Cần phải học cách ăn, nói,… đúng chuẩn mực. Cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá. Trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè,…
5 Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn. Đề cao vị thế của người thầy. Trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo
6 Học thầy không bằng học bạn. Đề cao việc học bạn Trong mối quan hệ với bạn bè
7 Khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình. Đề cao cách ứng xử nhân văn. Cộng đồng gặp khó khăn như thiên tai, lũ lụt,…
8 Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó. Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả. Trong cách ứng xử giữa con cháu đối với ông bà, cha mẹ; học trò đối với thầy cô,…
9 Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức. Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết. Trong các cuộc thi, trong chiến tranh,…
Xem thêm:  Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công

Câu 3: So sánh hai câu tục ngữ:

Không thầy đố mày làm nên. (Câu 5)

Học thầy không tày học bạn. (Câu 6)

– Câu 5 khẳng định vai trò, công ơn của thầy. Nghĩa của câu là không được thầy dạy bảo sẽ không làm được việc gì thành công.

– Câu 6 đề cao vai trò việc học hỏi thêm ở bạn bè. Nghĩa của cả câu là: cách học theo lời dạy của thầy có khi không bằng cách học tự mình theo gương bạn bè.

Những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn mà bổ sung ý nghĩa cho nhau. Câu 6 đề cao vai trò việc học bạn, nhưng không hạ thấp việc học thầy, không coi việc học bạn quan trọng hơn học thầy mà chỉ muốn nhấn mạnh đến một đối tượng khác, phạm vi khác mà con người cần học hỏi.

Câu 4: Các giá trị nổi bật của các đặc điểm trong tục ngữ:

– Diễn đạt bằng so sánh: Các câu có sử dụng biện pháp so sánh: 1, 6, 7.

+ Câu 1: Từ so sánh: bằng, sự vật so sánh: mặt người, mặt của; kiểu so sánh: so sánh ngang bằng

+ Câu 6: Từ so sánh: không bằng, sự vật so sánh: học thầy, học bạn; kiểu so sánh: so sánh không ngang bằng

+ Câu 7: Từ so sánh: như; sự vật so sánh: thương người, thương thân; kiểu so sánh: so sánh ngang bằng

Xem thêm:  Những câu stt tình yêu hay ý nghĩa về tình yêu rung động trái tim bạn

– Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ: 8, 9

+ Câu 8: Ăn quả: hưởng thụ thành quả; trồng cây: tạo ra thành quả

+ Câu 9: Một cây: số ít, ba cây: chỉ số nhiều

– Dùng từ và câu có nhiều nghĩa: câu 2, 3, 4,…

+ Câu 2: Cái răng, cái tóc (không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung – là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người).

+ Câu 3: Đói, rách (không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung);sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.

+ Câu 4: ăn, nói, gói, mở,… chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung

Check Also

hinh gai xinh hoc sinh de thuong 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *