Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Soạn bài những câu hát châm biếm

Soạn bài những câu hát châm biếm

Soạn bài những câu hát châm biếm

Hướng dẫn

Câu hỏi 1: Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?

Gợi ý:

-Bài 1 giới thiệu chân dung của “chú tôi” là con người lắm tật, vừa nghiện rượu (hay tửu hay tăm), vừa nghiện chè (hay nước chè đặc) và lại là kẻ nghiện ngủ (hay nằm ngủ trưa, ước ngày mưa, ước đêm thừa trông canh để được ngủ thật nhiều).

Như vậy, bằng vài nét biếm họa, tác giả dân gian đã dựng nên bức chân dung của “chú tôi” đầy giễu cợt, mía mai và châm biếm.

-Hai dòng đầu bài ca dao có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa để bắt vần vừa đề chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật, tác giả dân gian đã dùng biện pháp nghệ thuật đối lập đế gây ấn tượng: Hai dòng đầu nói tới “cô yếm đào” – cô gái trẻ đẹp, đối lập với “chú tôi” – người có nhiều tật xấu từ đó gây được ấn tượng mạnh của người đọc về nhân vật “chú tôi”.

-Bài ca dao là lời chế giễu những hạng người lười biếng, nghiện ngập. Hạng người này ở thời đại nào cũng có, cần phải lên án và phê phán.

Câu hỏi 2: Bài 2 nhại lại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự.

Gợi ý:

-Đọc bài ca dao số 2 ta nhận thấy: Tác giả dân gian nhại lại lời của thầy bói khi thầy phán cho người đi xem bói. Vì vậy, nó vừa mang tính khách quan lại vừa có tác dụng gây cười và châm biếm rất sâu cay.

Xem thêm:  Tả cây rau bắp cải

-Trong bài ca dao, thầy bói đã đánh trúng tâm lí của người đi xem bói, thầy phán toàn nhừng chuyện mà người đi xem bói rất quan tâm, đó là những vâ'n đề hệ trọng trong cuộc sông như: giàu – nghèo, cha – mẹ, chồng – con. Thế nhưng cách phán của thầy lại là kiểu nói dựa, nói nước đôi và những điều thầy nói đều là những sự thật hiến nhiên mà ai cũng biết. Kết quả là nhừng lời phán của thầy đã trở thành vô nghĩa, nực cười. Bằng nghệ thuật phóng đại, bài ca dao đã lật tẩy bản chất của những tên thầy bói chuyên đi lừa bịp.

-Với nội dung trên, bài ca dao có ý nghĩa châm biếm sâu cay đối với những hạng người hành nghề mê tín, lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bịp kiếm tiền, trong khi bản thân thầy bói cũng dốt nát. Bên cạnh đó, bài ca dao còn châm biếm những kẻ mê tín một cách mù quáng do ít hiểu biết.

Những bài ca dao có nội dung tương tự:

+ Thầy bói ngồi cạnh giường thờ

Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.

+ Hòn đất mà biết nói năng

Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn.

+ Thầy đi xcm bói bao người

Số thầy thì dể cho ruồi nó bâu.

Câu hỏi 3: Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?

Gợi ý:

-Trong bài ca dao số 3, mỗi con vật đều tượng trưng cho một hạng người trong xã hội:

+ Con cò tượng trưng cho người nông dân.

+ Con cà cuông tượng trưng cho xã trưởng, lí trưởng, ông công là những người có chức quyền và có địa vị trong xã hội cũ.

+ Chim ri và chào mào tượng trưng cho cai lệ, lính lệ.

+ Chim chích tượng trưng cho những anh mõ đi rao việc trong làng

-Bài ca dao số 3 có nội dung phê phán châm biếm vừa kín đáo lại rất sâu sắc. Có được điều đó là nhờ vào việc chọn lựa các nhân vật để miêu tả, “đóng vai” rất lí thú ở các điếm sau:

+ Từng con vật với những đặc điểm riêng đầy sinh động. Nó tiêu biểu cho các hạng người trong xã hội.

+ Dùng thế giới loài vật đế ngụ ý nói về con người.

-Cảnh tượng trong bài ca dao là cuộc đánh chén vui vẻ và cuộc chia chác diễn ra trong sự mất mát, tang tóc của gia đình người chết. Cái chết đầy thương tâm của cò đã trở thành cơ hội cho cuộc đánh chén say sưa, vô lốì của những kẻ cơ hội. Do vậy, nó hoàn toàn không phù hợp với cảnh tượng của một đám tang. Qua đây, bài ca dao muốn tố cáo, phê phán và châm biếm những hủ tục ma chay trong xã hội cũ.

Câu hỏi 4: Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biến của bài ca dao này?

Gợi ý:

-Bài ca dao số 4 với giọng điệu mĩa mai, khinh ghét pha chút thương hại đã dựng lên chân dung cũa “cậu cai” là người thích khoe khoang, thích ra oai để lừa bịp người khác. Bức chân dung đó thể hiện rõ:

+ Là lính có quyền hành: đầu đội “nón dấu lông gà”.

+ Là người thích ăn diện, phô trương, là tên trai lơ: “ngón tay đeo nhẫn”.

+ Quyền hành của cậu cai chĩ là cái vỏ bề ngoài, áo quần phải đi thuê, mượn mà lại còn “áo ngắn”, “quần dài”. Chi tiết này mâu thuẫn với “ngón tay đeo nhẫn”.

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ

Từ đó, làm nổi bật vẻ lô" bịch nực cười của cậu cai. Cậu chỉ lo chau chuốt bên ngoài đế lừa người khác, nhưng bề ngoài thì lại rất kệch cỡm.

-Tác giả dùng nghệ thuật:

+ Phóng đại các chi tiết: “Ba năm được một chuyến sai” và “áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê” là những chi tiết được tác giả dân gian cường điệu đế nói về quyền hành của cậu cai chỉ là một cái vỏ bọc bên ngoài, qua đó thấy được thân phận thảm hại của cậu ta.

+ Bên cạnh đó, còn dùng kiểu câu định nghĩa đế “định nghĩa” về cậu cai. Qua việc lược tả y phục và bằng một số nét chọn lọc, cậu cai đã hiện lên ngay trước mắt người đọc là một kẻ lô" lăng trai lơ, không có một chút quyền hành.

+ Ngoài ra, cách xưng hô cũng rất ân tượng, tác giả dân gian đã gọi cai lệ là “cậu cai” đế vừa lấy lòng, vừa để châm chọc.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1. Nhận xét về sự giống nhau của 4 bài ca dao, em đồng ý với ý kiến nào?

Gợi ý:

Trong 4 ý kiến, nhận xét b, c là phù hợp với cả 4 bài ca dao:

-Tất cả đều sử dụng biện pháp phóng đại.

-Cả 4 bài đều có nội dung, nghệ thuật châm biếm.

Bài tập 2. Những câu hát châm biếm nói trên có điểm gì giống truyện cười dân gian?

Gợi ý:

Truyện cười và cả 4 bài ca dao trên có những điểm tương đồng đó là: Đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm, đả kích. Biện pháp nghệ thuật phóng đại là biện pháp chủ đạo để tăng ý nghĩa gây cười và nhấn mạnh bản chất của đối tượng.

Check Also

anh hot girl hoc sinh cap 3 om nhau 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *