Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Soạn Bài Ngẫu Nhiên Viết Nhân Buổi Mới Về Quê Của Hạ Tri Trương

Soạn Bài Ngẫu Nhiên Viết Nhân Buổi Mới Về Quê Của Hạ Tri Trương

Đề bài: Soạn Bài Ngẫu Nhiên Viết Nhân Buổi Mới Về Quê Của Hạ Tri Trương

Bài Làm

Câu 1: Ngày xưa, tình cảm quê hương thường được thể hiện qua nỗi nhớ quê, qua nỗi xầu xa xứ. Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê hoàn toàn khác, tình quê lại thể hiện ngay lúc vừa mới đặt chân tới quê nhà. Đây chính là tình huống tạo nên tính độc đáo cho bài thơ. Như vậy, ở đây chúng ta thấy Hạ Tri Chương khác với Lí Bạch trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Lí Bạch ở xa quê nhớ quê nên mới viết về quê.

Câu 2: Phép đối trong hai câu thơ đầu:

“Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,

Hương âm vô cải, mấn mao tồi.”

Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âmđối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ; thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi. Tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ; lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểulão đều là chủ ngữ cũng như vô cảitồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.

Đối giữa các vế trong câu gọi là tiểu đối. Vừa làm cho câu văn cân đối, nhịp nhàng, vừa khái quát được quãng đời xa quê và làm nổi bật sự thay đổi về vóc dáng và tuổi tác, đồng thời bước đầu hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ.

Xem thêm:  Gặm nhấm những stt buồn về cuộc sống khiến ai cũng phải rơi lệ

Câu 3:

Phương thức biểu đạt Tự sự Miêu tả Biểu cảm Biểu cảm qua tự sự Biểu cảm qua miêu tả
Câu 1 X X X
Câu 2 X X X

Câu 4: Sự khác nhau về giọng điệu biểu trong việc biểu hiện tình cảm quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới:

– Giọng điệu của hai câu trên là bề ngoài dường như bình thản, khách quan song vẫn phảng phất buồn.

– Ở hai câu dưới: vì tác giả đã thay đổi quá nhiều (vóc người, tuổi tác, mái tóc – hai câu trên) nên khi về quê chẳng còn ai nhận ra ông nữa! (hai câu dưới), nên giọng điệu ở đây hóm hỉnh, bi hài:

  • Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ.
  • Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà.
  • Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót.
  • Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

Check Also

nu sinh 20181115 040157 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *