Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Hướng dẫn
1. Mở bài:
• Nêu xuất xứ của đoạn trích: Gặp cảnh gia biến, Kiều phải bán mình chuộc cha.
• Đây là cảnh Mã Giám Sinh đến nhà Kiều để còkè, mặc cả.
2. Thân bài: Có hai cách sắp xếp ý trong phần thân bài:
• Phân tích theo trình tự đoạn trích.
• Phân tích theo nhân vật. Cách thứ hai hợp lí hơn.
a) Mã Giám Sinh
• Mã Giám Sinh xuất hiện:
+ Ăn nói cộc lốc khi trả lời tên họ, quê quán.
+ Diện mạo: chải chuốt, bảnh bao.
+ Cử chỉ: sỗ sàng
• Mã Giám Sinh mua Kiều:
+ Đắn đo cân sức cân tài.
+ Tỏ vẻ vừa ý món hàng.
+ Hỏi giá cả để mua.
+ Mặc cả, thêm bớt.
+ Mua được Kiều với giả rẻ.
b) Kiều:
• Đau khổ vì biến thành món hàng để mua bán.
• Rất ngại ngùng và e lệ.
• Kiều cảm thấy nhục nhã ê chề.
3. Kết luận:
• Tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp quyền sống của người phụ nữ.
• Tác giả đã đồng cảm sâu sắc với nạn nhân.
Theo Dethihay.com