Đề bài: Soạn Bài Đề Văn Biểu Cảm Và Cách Làm Bài Văn Biểu Cảm
Bài Làm
I. ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
1. Đề văn biểu cảm
– Đối tượng biểu cảm: Dòng sông quê hương, đêm trăng trung thu, nụ cười của mẹ, tuổi thơ, loài cây.
– Tình cảm cần biểu hiện: Nêu những tình cảm chân thật của mình đối với dòng sông quê hương, đêm trăng trung thu…
=> Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài văn.
>> XEM THÊM: Soạn Bài Tìm Hiểu Chung Về Văn Biểu Cảm
>> XEM THÊM:Soạn Bài Đặc Điểm Của Văn Biểu Cảm
2. Các bước làm một bài văn biểu cảm
Đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
a) Tìm hiểu đề và tìm ý:
– Đối tượng biểu cảm: nụ cười của mẹ
b) Lập dàn ý:
* MB: Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ. Nụ cười ấm lòng.
* TB: Nêu những biểu hiện, sắc thái nụ cười của mẹ.
– Nụ cười vui thương yêu
– Nụ cười khuyến khích
– Nụ cười an ủi.
– Những khi vắng nụ cười của mẹ
* KB: Lòng yêu thương và kính trọng mẹ
c) Viết bài: Có thề dựa vào dàn ý trên để viết các đoạn văn.
d) Sửa bài: Sửa bài là bước quan trọng để phát hiện các lỗi sai và sửa lại.
III. LUYỆN TẬP
Bài tập:
a) Bài văn biểu đạt tình cảm tự hào và yêu tha thiết quê hương.
– Nhan đề: Quê hương An Giang.
– Đề văn: cảm nghĩ về quê hương.
b) Dàn bài:
* MB: giới thiệu tình yêu quê hương An Giang.
* TB: Biểu hiện tình yêu mến quê hương.
– Tình yêu quê từ thủa bé.
– Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước.
* KB: Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, trưởng thành.
c) Phương thức biểu cảm: Vừa biểu cảm trực tiếp nỗi lòng mình vừa biểu cảm gián tiếp khi nói đến thiên nhiên tươi đẹp và con người anh hùng của quê hương.