Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Soạn bài: Chuyện người con gái Nam Xương – Ngữ văn 9 Tập 1

Soạn bài: Chuyện người con gái Nam Xương – Ngữ văn 9 Tập 1

Soạn bài: Chuyện người con gái Nam Xương – Ngữ văn 9 Tập 1

Hướng dẫn

Xin chào các em! Trong chuyên mục soạn văn lớp 9 tập 1 ngày hôm nay, Đề thi hay sẽ cùng với các em đi soạn bài: Chuyệnngười con gái Nam Xương nhé! Đây là một câu chuyện rất hay và hấp dẫn nói về số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Các em hãy cùng tham khảo nhé!

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ trong SGK Ngữ văn 9 tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 truyện của tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.

* Thể loại: Truyện được viết theo thể loại truyền kì. Đặc điểm của thể loại truyền kì:

  • Thường có yếu tố kì lạ, hoang đường, nhưng cũng có khai thác những truyện cổ dân gian và truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam.
  • Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống yên bình, hạnh phúc, nhưng các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những hoàn cảnh éo le, oan khuất, bất hạnh. Một loại nhân vật khác là những người trí thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi chật hẹp
Xem thêm:  Lời chúc tốt đẹp cho ngày mới tốt lành, hạnh phúc, thành công

* Tóm tắt: Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là một người con gái đẹp người đẹp nết, được Trương Sinh là người thất học, hay ghen cưới về làm vợ. Cưới nhau chưa được bao lâu, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng chu đáo và nuôi con thơ. Khi mẹ chồng mất, nàng cũng lo ma chay chu toàn như đối với cha mẹ đẻ mình. Khi Trương Sinh trở về, hay tin mẹ mất mà đau buồn. Đứa con không nhận cha, Trương Sinh nổi máu ghen tuông ngờ vực sự thủy chung của Vũ Nương. Để chứng tỏ sự trong sạch của mình với chồng, Vũ Nương đã nhảy sông tự vẫn. Phan Lang do cứu được Linh Phi nên được báo đáp, sau đó gặp được Vũ Nương. Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ nhưng Vũ Nương không còn được trở lại dương gian vì xã hội phong kiến quá hà khắc.

* Bố cục: Văn bản được chia làm 3 đoạn:

  • Đoạn 1: từ đầu -> “như đối với cha mẹ đẻ mình”: cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh, biến cố chia ly và phẩm hạnh của Vũ Nương khi chồng đi chiến trận
  • Đoạn 2: tiếp -> “nhưng việc trót đã qua rồi”: kể về nỗi oan khuất và cái chết thương tâm của Vũ Nương
  • Đoạn 3: còn lại: Vũ Nương ở Thủy Cung và nỗi oan được giải

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Bố cục (như trên)

Câu 2:

* Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh:

  • Trước khi lấy chồng: là người con gái tính tình thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp
  • Khi về nhà chồng: là một người vợ thảo hiền, nết na, nàng không để xảy ra những bất hòa trong cuộc sống vợ chồng
  • Khi chồng đi lính: là một người con dâu hiếu thảo, một người mẹ hiền, một người vợ chung thủy
  • Khi bị nghi oan: nàng cố giải thích nhưng không được, đến bước đường cùng nàng đã tự trẫm mình xuống sông để chứng minh sự trong sạch của mình.

=> Vũ Nương là một người phụ nữ hiền thục, nết na, là người vợ thủy chung, hết mực yêu thương chồng con, người con dâu hiếu thảo, đồng thời cũng cho thấy nàng là một người coi trọng phẩm hạnh, danh dự.

Câu 3:

* Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất là vì:

  • Nguyên nhân trực tiếp: do Trương Sinh là một người quá đa nghi, hay ghen, gia trưởng, độc đoán, không cho Vũ Nương cơ hội trình bày
  • Nguyên nhân sâu xa: do xã hội phong kiến, chế độ nam quyền với những lễ giáo phong kiến hà khắc gây ra bao bất công khiến cho thân phận người phụ nữ bấp bênh, mong manh, bi thảm. Đồng thời cũng là do cuộc chiến tranh phi nghĩa gây ra.

=> Thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến bị xem nhẹ, bị coi thường, không có tiếng nói, luôn khuất sau bóng của người đàn ông.

Xem thêm:  Suy nghĩ về lòng dũng cảm trong xã hội hiện nay

Câu 4:

* Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện:

  • Từ những chi tiết hé mở, chuẩn bị thắt nút cho đến khi mâu thuẫn được đẩy lên đến đỉnh điểm đã tạo nên sự hấp dẫn và sinh động cho câu chuyện
  • Những đoạn độc thoại và đối thoại được sắp xếp rất đúng chỗ giúp cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật, đưa truyện đến kịch tính

Câu 5:

* Những yếu tố kỳ ảo trong truyện:

  • Chuyện nằm mộng của Phan Lang, Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi
  • Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sân, lúc ẩn lúc hiện, rồi “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”

* Đưa những yếu tố kỳ ảo vào một câu chuyện quen thuộc, kết hợp với yếu tố tả thực để tạo ra hiệu quả nghệ thuật về tính chân thực của truyện. Qua đó, tác giả muốn tạo cơ sở để minh oan cho Vũ Nương, khẳng định lòng trong trắng của nàng. Đồng thời, thể hiện tấm lòng nhân đạo, là ước mơ, khát vọng của nhân dân về một thế giới công bằng.

Theo Dethihay.com

Check Also

nu sinh truong y dep thuan khi218637 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *