Home / Bài văn hay / Phát biểu cảm nghĩ về bài Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh

Phát biểu cảm nghĩ về bài Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh

Phát biểu cảm nghĩ về bài Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh

Bài làm

Bạn có biết được thơ đôi khi không cần nhiều từ ngữ mà đôi khi cũng chỉ vài dòng ngắn thôi thì cũng đã đủ khắc sâu vào trong tâm trí người đọc có những ấn tượng thật khó phai. Bài thơ “Cảnh khuya” của chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một trong những bài thơ đặc sắc như vậy. Chắc chắn khi đọc những vần thơ này người đọc sẽ cảm nhận thấy được nhiều cảm xúc thật ấn tượng.

Hoàn cảnh sáng tác tại chiến khu Việt Bắc ngay chính vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ác liệt năm 1947. Thế nhưng ngay từ câu mở đầu bài thơ, người đọc dường như cũng đã thật ấn tượng mạnh với khung cảnh thiên nhiên như cũng đã được vẽ ra trước mắt bằng một cảm quan hết sức thi sĩ. Ngay từ điều đầu tiên mà người đọc nhận ra đó là âm thanh của tiếng suối được cảm nhận hết sức tinh tế:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Từ ngay nhan đề của bài thơ thôi cũng đã có thể đoán biết được những không gian trong bài thơ thật rộng và đẹp. Không gian trong bài là vào khoảng thời gian đã về đêm và có lẽ không gian núi rừng Việt Bắc dường như cũng trở nên thật yên tĩnh đến mức Người dường như cũng sẽ cảm nhận tiếng suối chảy xiết nghe du dương, lúc trầm, lúc bổng như là một tiếng hát vẳng xa. Thế rồi với tiếng hát ấy không chỉ vang mà còn trong vắt ở trong không gian yên tĩnh của núi rừng, có lẽ chính cảm giác như ở trong đó chứa đựng mọi thanh tao, chất chứa được sự thoát tục nhất của cả một vùng núi rừng này. Với phép so sánh này khiến ta liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Trãi:

Xem thêm:  [Văn 4] Kể về ông bà và những kỉ niệm thời thơ ấu (kể về bà nội )

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

(Côn Sơn ca)

Nếu như tác giả trung đại Nguyễn Trãi xưa kia cũng đã thấy tiếng suối như tiếng đàn bên tai thì Bác dường như cũng đã cảm nhận nó là tiếng hát vang vọng, tiếng hát bay cao, bay xa, tiếng hát của núi rừng. Thế rồi cũng chỉ một từ “xa” thôi cũng đủ gợi ra được một sự rộng lớn hùng vĩ của núi rừng Việt Bắc nhưng cũng chính nó mở ra một núi rừng hoang vu, xa vắng tiếng người.

phan tich nhan vat chi dau trong tac pham tat den - Phát biểu cảm nghĩ về bài Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh

Chính từ âm thanh xa gần của tiếng suối, thêm với đó thì với điểm nhìn chuyển xuống những tán cổ thụ với:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Sử dụng điệp từ “lồng” nay cũng đã xuất hiện khiến cho người đọc liên tưởng đến sự gắn kết tuyệt đẹp khi trăng trên cao đã rơi những tia sáng xuống thế gian. Tia nắng này dường như cứ lồng bóng mình vào bóng thiên nhiên, lồng vào bóng cổ thụ. Và cứ nhìn từ những tán cổ thụ, trăng treo cao và đổ ánh sáng xuống xuyên qua lồng vào bóng lá, bóng hoa, tất cả như đã tạo nên những bóng đen, bống trắng như muôn vàn hình hoa trên mặt đất. Thế rồi với khung cảnh thiên nhiên thật đẹp, thật thơ mộng chính là hình ảnh con người đến lúc này mới lộ diện:

Xem thêm:  Sâu lắng trước những câu nói hay về thất vọng ý nghĩa nhất

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Khi đêm đã khuya vậy mà Bác Hồ cũng vẫn còn chưa ngủ, bóng Bác lúc này đây cũng cứ đổ dài theo ánh trăng in xuống và cứ lồng vào bóng hoa, bóng trăng, tưởng chừng như cảnh khuya đang vẽ nên chân dung Bác trong đêm không ngủ. Bác Hồ cũng không ngủ không phải là để thưởng trăng cũng không phải để nghe “tiếng suối trong như tiếng hát cứ thánh thót  kia mà là vì Bác có những trăn trở về một sự nghiệp vĩ đại biết bao nhiêu

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Người làm sao có thể ngủ được khi Bác luôn là người lo cho dân cho nước. Nhất là khi cuộc kháng chiến gian nan của dân tộc vẫn còn chưa đi đến hồi kết. Thực sự hình ảnh này của Người đã mang đến cho chúng ta bao nhiêu ý nghĩ, Bác thật là một vị lãnh tụ đáng kính.Hình ảnh Bác chưa ngủ như còn phát ra snh sáng hào hoa và còn mạnh hơn của chính bóng trăng đang chiếu sáng cho bức chân dung của người.

Có ai đó cũng đã nói rằng: “Thơ là thơ, là nhạc, là họa, là trạm khắc theo một cách riêng”. Chính vì thế mà người nghệ sĩ làm thơ đâu chỉ là sự xếp sắp vần và con chữ mà còn thổi vào đó bằng chính những cảm xúc của mình vẽ nên hình cho người ta thấy, tất cả như khắc, như cắt cứ vào lòng người ta những ấn tượng khó phai mờ nhất.

Xem thêm:  Em hãy tả về chuyến du lịch của em trong kỳ nghỉ hè

Thông bài “Cảnh khuya” người đọc cũng sẽ nhận thấy được tâm hồn của người thi sĩ của Bác mà ẩn sâu trong đó nữa chính là một vị lãnh tụ vĩ đại, một người luôn yêu dân yêu nước. Bác “yêu tất cả mà chỉ quên mình” (Tố Hữu)

Tuệ Tuệ

Check Also

nu sinhuyen 20181115 040141 310x165 - Suy nghĩ câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”

Suy nghĩ câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”

Đề bài: Trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói sau: “Vượt qua nỗi …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *