Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao “Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông trấn Vũ canh gà Thọ Xương”
Bài làm
Ca dao tục ngữ nằm trong kho tàng dân gian Việt Nam. Nó phản ánh tâm tư tình cảm của người nông dân lao động. Những câu ca dao thường gắn liền với những nỗi nhớ, tình cảm lứa đôi, những nỗi niềm của người nông dân trong lao động sản xuất, trong tình cảm gia đình, anh em cha mẹ.
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.
Hồ Tây là một danh lam thuộc thành phố Hà Nội ngày nay. Nó gắn liền với nhiều bài thơ như trong bài “Độc Tiểu Thanh ký” của nhà thơ Nguyễn Du, tác giả có viết “Hồ Tây cảnh đẹp hóa gò hoang”
Hình ảnh Hồ Tây không còn lạ lẫm nhiều với những người Việt Nam. Nó là chiếc hồ nằm giữa trung tâm Hà Nội xung quanh có một số chùa khá nổi tiếng như chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh, ở xung quanh Hồ Tây còn có những hồ nhỏ như Trúc Bạch, nổi tiếng có nhiều quán ăn ngon.
Hình ảnh Hồ Tây với làn khói tỏa sương mù giăng lối khiến cho khung cảnh thiên nhiên trở nên mềm mại, trữ tình hơn bao giờ hết. Hình ảnh cành trúc la đà, làm cho câu ca dao có thêm nhiều chất nhạc, trữ tình sâu lắng.
Trong câu ca dao đầu tiên hình ảnh cành trúc la đà chính là hình ảnh động, là điểm nhấn của toàn bộ câu thơ. Cành trúc mỏng manh yểu điệu thục nữ gợi lên vẻ đoan trang mềm mỏng như hình ảnh của một cô gái thiếu nữ thục hiền e ấp bên khung cửa sổ, nhìn qua mặt hồ có làn khói sương tỏa mong manh, khiến cho con người bâng khuâng xao xuyến.
Trong bài ca dao này tác giả xưa đã vô cùng tinh tế, khôn khéo khi sử dụng nghệ thuật biện pháp ẩn dụ, để khắc họa lên một Hồ Tây cảnh sắc tuyệt trần. Trong không gian yên tĩnh mênh mông, không gian bao la ngút ngàn tầm mắt. Hình ảnh Hồ Tây như một chiếc gương soi phẳng lặng khổng lồ, phản chiếu những nét văn hóa lâu đời của con người, của lịch sử dân tộc.
Nó đã tái hiện lại những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình qua chiếc gương của mình. Những âm thanh của con người của lịch sử, tiếng chuông trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Báo hiệu trời gần sáng, tiếng của hoạt động của con người rộn rã như đánh thức không gian bao la, bình yên đang chìm trong giấc ngủ say. Tiếng gà gáy là hình ảnh vô cùng quen thuộc của những miền quê yên bình.
Trong cảnh sắc bình yên, hiền hòa đó những âm thanh của con người, của động vật vang lên chính là âm thanh chân thật của cuộc sống gợi lên trong lòng người lữ khách trữ tình những ấn tượng khó phai, về về đẹp cũng như không gian thiên nhiên nơi đây.
Nhịp chày Yên Thái, là nhịp hoạt động của con người tiếng giã gạo, làm bánh tiếng của nhịp sinh hoạt đều đặn thường ngày vang lên khiến cho, bối cảnh thiên nhiên sôi động, rộn rã hơn bao giờ.
Bài ca dao sử dụng những ngôn ngữ mộc mạc giản dị, chân thật khiến cho bài ca dao trở nên gần gũi bình dị đi sâu vào lòng người. Tác giả xưa đã vô cùng tinh tế khi vẽ lên bức tranh thiên nhiên và con người hòa quyện vào nhau hài hòa cân đối, như nhịp thở của cuộc đời.