Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Phân tích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Hướng dẫn

*về việc bán con chó:

. – Lão Hạc có ý định bán con chó vào lức nào? (Đoạn vãn: “Lão Hạc thổi cái nồi cơm… có vẻ băn khoăn quá thể! ”).

–Lão Hạc có thương con chó không? (Đoạn văn: “Lão Hạc ơi!… Ông để cậu Vàng ông nuôi… ”).

–Nhưng tại sao lão Hạc lại bán chó? (Đoạn văn:“Sau khi thằng

con đi… Tôi bây giờ có làm gì được đâu! ”).

–Hôm sau, lão Hạc qua báo cho ông giáo biếtlà“Cậu Vàngđi

đời rồi… ”, người lão như thê nào? (Đoạn văn: “Lão cô làm ra vẻ… như kiếp tôi chẳng hạn!… ”).

*về nguyên nhân cái chết của lão Hạc:

–Việc làm ăn và thời tiết khí hậu như thế nào? (Đoạn vãn: “Sau trận ôm… đói deo đói dắt”).

–Bản thân lão Hạc phải chịu cảnh cơ cực nào? (Đoạn văn đã hướng dẫn ở câu hỏi trên, và đoạn: “Luôn mấy hôm… hay bữa trai, bữa ốc ”).

–Lão có nhận sự giúp đỡ của ông giáo không? (Đoạn văn: “Chao ôi!… Và lão cứ xa tôi dần… ”).

–Vì sao lão Hạc không bán vườn đi để sống? {Đoạn văn: “Sau khi thằng con đi, một trăm đồng bạc… ”, và đoạn cuối của truyện).

Đó là tình cảm bi đát, bê tắc và tính cách tự trọng đáng quý của lão Hạc.

I.Nam Cao tên thật là Trần Hữu Trí, quê ở Hà Nam. Ông là một trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng. Trước Cách mạng tháng Tám, ông đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều với công nhân, học sinh, và cả binh lính nên tác phẩm của ông phản ánh khá nhiều đề tài, Xuất thân từ một gia đình trung nông, Nam Cao cảm hiểu nỗi thông khổ của nông dân, những hủ tục sau lũy tre làng, bọn cường hào ác bá,… đã đẩy họ vào cảnh sống bế tắc. Và ông đã để tâm viết về đề tài ấy, trở thành nhà văn nổi tiếng. Nhắc đến Nam Cao, người đọc nhớ ngay đến Chí Phèo ngổ ngáo, liều mạng; nhớ ngay Lão Hạc đặt lòng tự trọng trên cả mạng sống của mình vào lúc mà hoàn cảnh kinh tế bế tắc mà chính quyền thời ấy thì không mảy may nghĩ đến tình cảnh sông của dân nghèo, ở đây, chúng ta phân tích, tìm hiểu ý nghĩa của truyện ngắn Lão Hạc.

II.Truyện ngắn Lão Hạc có nhiều nhân vật: vợ của nhân vật “tôi” (ông giáo), tên trộm chuyên nghiệp Binh Tư, con trai lão Hạc,… con chó xuất hiện hay được nhắc đến trong truyện cũng chỉ để làm nổi bật tính cách của lão Hạc, tạo thuận lợi cho mạch suy nghĩ của người kể chuyện là nhân vật “tôi”. Người kể chuyện sau khi miêu tả một cảnh thực lại xen vào suy nghĩ của mình về cảnh thực ấy. Ớ đây, người kể chuyện là ông giáo nên nội dung truyện càng tăng thêm chiều sâu.

Mở đầu truyện là cảnh hút thuốc lào và trò chuyện giữa nhân vật “tôi” và lão Hạc, cảnh thường thấy ở làng quê Bắc Bộ. Mở đầu câu chuyện là lời thông báo của lão Hạc:

Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!”

Diễn biến tâm trạng của lão Hạc, của ông giáo, cũng bắt đầu từ việc bán chó ấy. Mà không phải chỉ mới lần này lão Hạc mới thông báo, lão đã bao lần đề cập tới việc bán chó. Bởi vậy, khi nghe lão nói, như lời ông giáo tâm sự “thì trong lòng tôi rất dửng dưng. Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi”. Nhưng rồi ông giáo đâm ra suy nghĩ, so sánh việc bán chó của lão Hạc với việc bán sách quý của mình khi con bị bệnh kiệt sức để rồi thầm nhắn với lão: ‘‘‘’Không! Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi…”

Xem thêm:  Soạn bài: Tập đọc Ngu công xã trịnh tường

Diễn biến tâm trạng của hai nhân vật cứ chắp nối với nhau. Lão Hạc thì nêu sự việc, còn ông giáo (nhân vật “tôi”) thì diễn giải và đôi lúc xen vào ý kiến riêng của mình. Để chuyển từ sự việc này, tâm trạng này qua sự việc khác, tâm trạng khác, nhà văn dùng cách viết ‘Tới’ nghĩ thầm trong bụng thế. Còn lão Hạc, lão nghĩ gì?”. Thế là đang nói chuyện bán chó, lão Hạc chuyển qua chuyện con trai lão suốt cả năm trời không có lấy cho lão một dòng thư, rồi lão cho biết:

Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!…Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…

Hóa ra thế, con chó có liên can tới chuyện cưới vợ của con trai lão. Giả sử con chó do lão mua về nuôi thì chuyện bán chó có lẽ sẽ khác đi. Mạch truyện chuyển qua chuyện tình yêu và cưới xin của con trai lão. Nhà gái biết: “hai đứa mê nhau lắm” nên “cũng bằng lòng gả”. Nhưng họ thách cưới nặng quá. Thằng con lão muốn bán vườn, “cố lo cho hằng được”. Lão lựa lời khuyên giải. Khi người con gái lấy con trai ông phó lý thì “thằng con lão sinh phẫn chí […] xỉn đi làm đồn điền cao su…”. Ây là theo lời ông giáo kể, còn lão Hạc thì “rân rân nước mắt” kể thêm chuyện thằng con trai cho lão ba đồng, bàn cách lão sinh sông ở nhà, rồi thề thốt với lão rằng: “con đi chuyến này cô chí lầm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về; không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm!… Thế rồi con trai của lão ra đi. Lão chỉ còn biết khóc, chỉ biết kể lại cho ông giáo ‘nghe bằng lời nói bất lực, đớn đau lẫn uất hận: “iVó tại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi?…”

Nghe lão kể như thế ông giáo mới chợt hiểu ra và thầm nói với lão: “Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. ”

Đúng vậy, con chó là nguồn vui, nguồn an ủi của lão trong hoàn cảnh một thân một mình. “Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự”. Đâu dễ gì để có được đứa con trai nối dõi tông đường! Phải tới đình chùa lễ bái cầu xin Trời Phật ban cho. Lão nuôi con chó như nuôi đứa cháu nội “cầu tự”. Lão bắt rận cho nó. Lão cho nó ăn uống, nói năng với nó như với con người. Làm việc gì lão cũng tính toán, cũng nghĩ đến người vợ đã chết và con trai đang ở nơi xa. Lão đi làm thuê lây tiền lo cho mình và con chó, còn tiền “bồn vườn” thì lão để dành chờ con trai về. Thế rồi lão bị bệnh hơn hai tháng, người ốm yếu hẳn đi. Việc làm thuê không có. Mưa bão phá sạch hoa màu. Cuối cùng, lão tâm sự với ông giáo:

Thôi thì bán phắt đì! Đỡ được đồng nào, hay đồng ấy. Bây giờ tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu. Tiêu lắm chỉ chết nó. Tôi bây giờ có làm gì được đãuỉ”

Thế là đã rõ nguyên nhân khiến lão Hạc phải bán chó, hay đó chỉ là nguyên nhân rõ ràng trước mắt. Hôm sau, ngay khi vừa bán chó xong, lão qua nhà ông giáo kể chuyện bán chó cho ông giáo nghe. Đây có lẽ là đoạn văn tạo ân tượng sâu đậm nhất trong lòng người đọc không chỉ ở nhân vật lão Hạc, cậu Vàng mà còn cả ở nhân vật “tôi” (ông giáo). Lão Hạc thì bị ám ảnh bởi cảnh thằng Mục và thằng Xiên bắt trói con chó bị ám ảnh bởi tiếng kêu, cái nhìn của “cậu Vàng”. Nỗi ám ảnh ấy khiến lão cứ nghĩ mình là kẻ phạm tội, cư xử còn tệ hơn súc vật. Câu hỏi vô tình “Thếnó cho bắt à?” của ông giáo khơi đúng vào nỗi đau khiến “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhãn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đâu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc… ”

Còn nhân vạt “tôi” (ông giáo) là người vừa để lão Hạc trút bầu tâm sự vừa để an ủi lức lão buồn, vừa để giải tỏa những điều u uất trong tâm trí lão như nỗi u uất về chuyện bán chó. Là người có chút học vấn lại am hiểu chuyện đời và biết người biết ta nên ông giáo đễ được người trong làng mến phục, tin tưởng. Cái đáng quý nhất ỏ nhân vật “tôi” là tình thương, sự quan tâm đến người khác. Như ở câu chuyện lão Hạc bán chó chẳng hạn, lúc đầu thì “tôi dửng dưng”, tới “tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng”, và khi nghe và thấy vẻ mặt của lão Hạc thông báo đã bán chó thì “tôi muốn ôm lấy lão và òa lên khóc”.

Trong truyện, hai nhân vật gần như gắn liền với nhau. Lần này, lão Hạc qua nhà ông giáo không chỉ để cho ông giáo biết là đã bán con chó mà cồn “muốn nhờ một việc” khác nữa. Ấy là việc nhờ ông giáo giữ hộ miếng vườn cho thằng con trai, và lo việc tang ma cho lão nếu lão chết. Lão tính toán rất chi li, hợp lý và hữu tình để ba sào vườn để dành cho thằng con của lão “không ai còn tơ tưởng dòm ngố đến Lão gửi cho ông giáo ba mươi đồng bạc trong đó có năm đồng vừa bán con chó (!) để nhờ hàng xóm lo chôn cất khi lão chết. Sợ nhân vật “tôi” không nhận giúp, lão Hạc năn nỉ đến cạn lời rằng: “’Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi”. Gửi được mảnh vườn và tiền cho ông giáo rồi, mấy ngày sau thì khoai cũng hết: “Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc.”

Xem thêm:  Cảm nghĩ về người bạn thân

Ông giáo kể lại hoàn cảnh sống của lão Hạc cho vợ nghe thì vợ dứt khoát: Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đỏi…”

Thấy cảnh sống của lão Hạc, nghe vợ nhận xét về lão, nhân vật “tôi” buồn lắm nhưng không trách vợ. Là một ông giáo sống nội tâm nên “tôi” đã suy nghĩ về câu nói của vợ mà không trách gì bà. Đúng như vậy, “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa”. Bởi vậy nên thỉnh thoảng “tôi” mới ngầm giúp lão Hạc, nhưng “Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần…”. Lòng cảm phục tính khí khái của lão Hạc cứ tăng dần. Cho tới một hôm được tên trộm Binh Tư cho biết lão Hạc đã xin bả chó của hắn để chuốc chó thì thần tượng lão Hạc gần như sụp đổ. Ông giáo đã than thở và tự hỏi:

Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…”

Nếu lão Hạc đúng như thế thì một người trọng đạo làm người, quý những ai sông với tính cách “đói cho sạch, rách cho thơm” như ông giáo buồn là phải. Nhưng chỉ một lúc thôi thì nỗi buồn ây được thay bằng nỗi đau về cái chết dữ dội của lão Hạc, một cái chết mà những người chứng kiến “Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.”

Hiểu được giá trị của sự chủ động trong lựa chọn, kể cả chọn lựa cái chết, ông giáo càng kính trọng lão Hạc bội phần. Và đã hứa trước vong hồn lão, tự hứa với mình: “Tôi sẽ cổ giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…

III.Vốn xuất thân từ tầng lớp trung nông, cảm hiểu đời người chịu thương chịu khó, phẩm chất cao quý của người nông dân, Nam Cao đã viết về họ. Nhà văn đã thể hiện cảnh sông sau lũy tre làng một cách chân thật, đầy tâm huyết bằng lối viết già dặn, miêu tả tâm lý nhân vật thật sâu sắc mà cũng thật gần gũi nên truyện ngắn Lão Hạc là một truyện ngắn có giá trị văn học và sớm trở thành một phần chính của bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy, làm phong phú thêm phim truyện về đề tài nông thôn trong kho tàng điện ảnh Việt Nam hiện đại.

Theo Baivanhay.com

Check Also

hinh gai xinh hoc sinh de thuong 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *