Phân tích nghệ thuật tả cảnh tả người trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nguyễn Du là một đại thi hào lớn của dân tộc, ông có tài đặc biệt trong việc tả các nhân vật chính diện, ông dùng bút pháp ước lệ thường thấy trong thơ ca cổ điển, còn khi tả các nhân vật phản diện thì ông lại dùng bút pháp tả thực.
Trong đoạn trích chị em Thúy Kiều, tác giả đã khai thác một cách triệt để về ưu thế của nghệ thuật ước lệ. Điều đó thể hiện được tình cảm yêu mến, trân trọng của ông đối với Thúy Kiều, Thúy Vân.
Chúng ta có thể thấy Nguyễn Du đã dồn hêt mọi tâm huyết và tài năng của mình vào ngòi bút để giúp làm nổi bật thần thái trong chân dung của hai chị em:
“Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”.
Nhà thơ đã khéo léo khi lấy nét đẹp của thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người, ở các nhà thơ khác nếu như tả theo lối này thì chung chung, mờ nhạt nhưng dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du thì lại biên hóa khôn lường và làm rõ được vẻ đẹp thực của nhân vật.
Chúng ta có thể hình dung ra được vẻ đẹp, hình dáng của Thúy Kiểu, Thúy vân, yểu điệu (mai cốt cách), tâm hồn trong trắng như sương, như tuyết (tuyết tinh thần). Rõ ràng qua đó chúng ta còn nhận ra được đây là con của một gia đình gia giáo, được giáo dục tốt.
Thúy Vân hiện lên với dáng dấp đài các, kiêu sa của một tiểu thư con nhà khá giả:
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”.
Vân có gương mặt phúc hậu, nụ cười tươi cùng với tiếng nói thánh thót giống như tiếng ngọc rơi ở trên mâm vàng:
“Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.
Da trắng còn hơn tuyết, tóc đen hơn cả mây. Có thể nói sắc đẹp của Thúy Vân đã đạt tới độ hoàn mỹ như báo trước một cuộc đời bình yên, viên mãn được sống trong giàu sang nhung lụa cũng không bị ai gen gét đố kị.
Thế nhưng vẻ đẹp trang trọng đó lại khác với Thúy Vân, nó vẫn nằm trong khuôn khổ được người đời công nhận, thán phục và chiêm ngưỡng biết bao nhiêu. Nhưng nếu như đặt bên cạnh Thúy Kiều thì cái nhan sắc đó lại mờ nhạt tới bao nhiêu, nó chỉ còn tác dụng làm phông nền để giúp nổi bật vẻ đẹplộng lẫy và phá vỡ mọi khuôn mẫu:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Nguyễn Du đã khẳng định chắc chắn như thế và ông nhấn mạnh tới bản chất của cái đẹp từ bên trong tỏa ra bên ngoài: sắc sảo, mặn mà và sự đánh giá khái quát về tài sắc của Kiều còn hơn cả Vân.
Khi tả Thúy Kiều, Nguyễn Du đã tập trung nhiều nhất là vào đôi mắt bởi chính đôi mắt là cửa sổ tâm hồn và cũng là điểm cuốn hút nhất ở trên gương mặt của nàng:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Vẫn là bắt gặp những hình ảnh ước lẹ nhưng không sáp mòn, ngược lại dường như không còn gì hợp hơn để tả đôi mắt long lanh đó giống như nước hồ thu, nét mày thanh tú không khác gì núi của màu xuân. Đôi mắt này nếu như ai thấy một lần chắc chắn sẽ không thể nào quên được.
Kiều được miêu tả đẹp tới nỗi khiến cho hoa phải ghen, liễu phải hờn. Thúy Kiều đẹp đến mức không ai có thể so sánh nổi:
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai”.
Trong cách tả, Nguyễn Du đã hé lộ về một dự cảm bất an của cuộc đời Kiều, Kiều ắt sẽ bị người đời ghen và đày đọa.
Ngoài sắc đẹp hiếm có thì Kiều còn là một cô gái đa tài:
“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”.
Cũng theo Nguyễn Du: Chữ tài liền với chữ tai một vần. và đặc biệt trong đời ít ai có nhiều tài như Kiều.
Những tài này đều cảm bảo trước cho Kiều một tương lai đầy sóng gió. Điều đáng lo ngại ấy luôn thấm đẫm trong từng nốt nhạc, từng câu chữ mà chính Kiều đã soạn riêng cho mình:
“Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”.
Qua những dòng thơ này ta có thể thấy được Nguyễn Du đã dành tình cảm yêu mến, trân trọng cho nhân vật chính của mình ở trong tác phẩm. Đó là sự hội tụ cao nhất về vẻ đẹp mặn mà từ hình thức cho tới trí tuệ.
Trong đoạn trích cảnh ngày xuân, nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du cũng đã đạt tới trình độ điêu luyện. Nhắc tới mùa xuân là lại nhắc tới hình ảnh của con chim én chao liệng giống như đưa thoi giữa bầu trời trong xanh cao rộng:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Nguyễn du đã nắm vững nghệ thuật hội họa, bức tranh được miêu tả có gần có xa, có cao có thấp, có động có tĩnh. Màu sắc vừa tương phản vừa hài hòa, đường nét thanh tú, uyển chuyển cùng với hình ảnh đẹp đẽ có khả năng gợi tả, cũng như sự gợi cảm cao. Chỉ bằng hai câu thơ lục bát mà đại thi hào đã thể hiện được thần tình sức sống mạnh mẽ của mùa xuân.
Ánh thiều quang rực rỡ của ngày xuân nhanh chóng lụi tàn, nhường chỗ cho bóng tà dương:
“Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”.
Nếu ai đủ tinh tế thì sẽ nhận ra được bức tranh mùa xuân mà Nguyễn Du miêu tả không chỉ đơn thuần là cảnh thực mà còn là bức tranh tâm cảnh được nhìn qua đôi mắt và tâm trạng của Thúy Kiều.
Lúc hội thưa người, nắng nhạt đi thì Thúy Kiều lại rơi vào trạng thái bâng khuâng khó tả.
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”.
Nguyễn Du tả cảnh ngụ tình, vui buồn còn tùy thuộc vào tâm trạng của con người.Du cho tả thực hay ước lệ thì Nguyễn Du vẫn giữ được nguyên tắc mà ông đã đúc kết được ở trong nhận định: “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” chính là như vậy.