Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 12 / Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ

Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ

giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ

Đề bài: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Hai đứa trẻ”(Đây là dạng đề bài tổng quan gồm tất cả các ý và nghệ thuật nội dung, bạn hãy áp dụng sơ đồ tư duy ở phần 1 để làm)

Bài làm: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ

a/ Đặt vấn đề

Trên văn đàn văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, Thạch Lam là một tên tuổi rất được coi trọng và khẳng định đặc biệt là sở trường truyện ngắn, bởi ở đó tài năng được bộc lộ một cách trọn vẹn, tài hoa. Đóng góp của Thạch Lam không chỉ ở nghệ thuật mà nó còn giúp ta thanh lọc tâm hồn: Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam chính là một tác phẩm như thế, vừa phản ánh cuộc sống quần quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước cách mạng vừa thấm đẫm giá trị nhân đạo sâu sắc.

b/ Thân bài:

1. Tác giả, tác phẩm

1.1. Tác giả Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại nhưng tuổi thơ gắn liền với quê ngoại phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thạch Lam là một thành viên của nhóm Tự lực vân đoàn cho dòng văn học lãng mạn. Thạch Lam là người đôn hậu và tinh tế, điều này ảnh, hưởng rất lớn đến các sáng tác của ông. Thành công nhất của Thạch Lam là ở thể loại truyện ngắn.

Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện mà chủ yếu khai thác thế giới nội tâm con người với những cảm xúc mong manh, mơ hồ, những rung động nhẹ nhàng. Truyện ngắn của ông Có giọng điệu như bài thơ trữ tình đượm buồn với văn phong sáng sủa và giản dị thể hiện niềm yêu mến của nhà văn với con người và cảnh vật. Các tác phẩm tiêu biểu: “Tập truyện ngắn Gió đầu mùa”,”Nắng trong vườn”,”Sợi tóc” và tiểu thuyết “Ngày mới”…

1.2. Tác phẩm “Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in trong tập “Nắng trong vườn 3” (1938). Cũng như nhiều truyện ngắn khác của ông, “Hai đứa trẻ” có sự hòa quyện giữa hai yếu tố hiện thực và trữ tình lãng mạn. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực cao vừa thấm được một giá trị nhân đạo sâu sắc. Qua truyện ngắn này, nhà văn thể hiện niềm thương cảm sâu sắc, thông cảm xót xa vô hạn với những người nghèo khổ, khao khát một sự thay đổi đến với cuộc đời của họ.

Đồng thời, tác phẩm cũng thể hiện một tài năng viết truyện ngắn bậc thầy của Thạch Lam, Đây là một truyện ngắn có cốt truyện đơn giản, một kiểu truyện ngắn có nhiều chi tiết ngỡ như là vụn vặt, vô nghĩa nhưng thực ra đó chính là sự chọn lọc và sự sắp xếp chặt chẽ để diễn tả nội tâm của nhân vật. Qua đó tác giả gửi gắm những những tâm tư, tình cảm một cách kín đáo, nhẹ nhàng nhưng không kém phần thấm thía tư tưởng nhân đạo đáng quý.

2. Giải thích

Nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng đều lấy chất liệu từ thực tại cuộc sống, nói cách khác nghệ thuật hay văn chương đều phải phản ánh hiện thực. Những gì diễn trong cuộc sống được tác giả đưa vào tác phẩm của mình tạo nên những ý nghĩa sâu sắc. Chủ nghĩa hiện thực là trào lưu nghệ thuật lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thực của con người làm đối tượng sáng tác.

Chủ nghĩa hiện thực hướng tới cung cấp cho công chúng những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội xung quanh. Đó cũng chính là phương châm sáng tác của nhà văn Nam Cao:

“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than.”

Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của các tác phẩm chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với những nỗi đau của con người và cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống, đồng thời thể hiện sự nâng niu trân trọng những tác phẩm tốt đẹp trong tâm, hồn và niềm tin vào khả năng vươn dậy của con người dù trong bất kì hoàn cảnh nào. “Hai đứa trẻ là một truyện ngắn mang đầy đủ những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc ấy.

Truyện không có những tình tiết gay cấn, li kì chỉ xoay quanh cảnh sinh hoạt của người dân ở một phố huyện nghèo trong thời gian ngắn ngủi nhưng qua đó Thạch Lam đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

3.Giá trị hiện thực.

Tác phẩm là bức tranh hiện thực và đượm buồn về một chiến đấu nơi đó có những miền đời bị lãng quên. Truyện ngắn của Thạch Lam thường phản ánh chân thực cuộc sống của những nhân vật xoay quanh những hoạt động đời thường, giản dị. Thạch Lam là một trong số ít nhà văn đương thời khá tự giác về quan điểm nghệ thuật và điều đáng quý là ông có quan niệm về văn chương rất lành mạnh tiến bộ:”Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có thể vừa tố cáo và thay đổi cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn

3,1. Bức tranh thiên nhiên

Đọc”Hai đứa trẻ” ta thấy bao trùm lấy câu chuyện là cuộc sống xơ xác, tiêu điều của cả phố huyện nghèo. Sáng tác của Thạch Lam không thu hút người đọc bằng sự vận động đầy căng thẳng và bất ngờ của cốt truyện mà bằng những chi tiết giàu chất tạo hình và giàu sức gợi do nhà văn có một sở trường đặc biệt trong quan sát và lắng nghe những vận động âm thầm của tạo vật trong không gian và thời gian.

Câu chuyện được mở đầu bằng những câu văn êm dịu, với những âm thanh và hình ảnh báo hiệu một ngày tàn. Truyện khởi đầu bằng câu văn miêu tả tiếng trống thu không trên chòi canh của huyện nhỏ đi với những âm rền thong thả, chậm rãi từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng. Trong gian hàng của Liên, muỗi đã bắt đầu vo ve.

Đó đều là những âm thanh giản dị quen thuộc của vùng đồng quê với tiết tấu vừa da diết vừa đượm buồn. Cùng với thủ pháp lấy động tả tính tác giả đã mở ra một không gian vô cùng yên bình, thanh tĩnh. Dù là phố huyện nhưng cách đo thời gian nơi đây có vẻ vẫn theo lối cổ xưa, điểm bước đi của thời gian và sinh hoạt của một vùng bằng những âm thanh quen thuộc. Nét đặc sắc ấy gợi ý thức về thời gian giúp tác giả dẫn người đọc theo cảnh quay chi tiết hình ảnh một buổi chiều tàn với những nét rực rỡ: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Xem thêm:  Suy nghĩ về việc tự học

Cả mặt trời lúc sắp xuống núi lẫn những đám mây từ phía chân trời đều như đang bốc cháy lần cuối trước khi giã từ ban ngày, nhường chỗ cho cảnh tượng dãy tre làng đen lại “. Ngòi bút của tác giả thực sự linh hoạt và sống động khi miêu tả sự vận động của thời gian qua những diễn biến của cảnh vật.

Lúc đầu là cảnh nhá nhem tối khi bóng tối và ánh sáng đan xen qua hình ảnh những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối. Sau đó là màu đen bao phủ: Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. “Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ về làng lại càng sẫm đen hơn nữa “. Những câu văn êm dịu, nhịp điệu chậm rãi. Hình ảnh giàu sức gợi vừa có nhạc điệu lại vừa uyển chuyển tinh tế. Tất cả tạo nên một âm hưởng rất riêng của văn chương Thạch Lam – một thứ văn giàu chất thơ.

Âm hưởng của những lời văn ấy thật hài hòa với nhịp sống lặng lẽ, u buồn của phố huyện. Mỗi câu văn như một nét vẽ đơn sơ, không cầu kì kiểu cách nhưng lại gợi dậy được cái hồn của cảnh, cái thần thái của thiên nhiên khiến người đọc như thấy ra trước mắt một bức tranh quê rất Việt Nam.

3.2. Bức tranh cuộc sống con người

Nếu để ý, ta sẽ thấy ngòi bút miêu tả của nhà văn đi từ đại cảnh đến tiểu cảnh. Thoạt đầu là cảnh bầu trời, những đám mây, sau đó là lũy tre làng rồi ghé xuống quán nhỏ của chị em Liên, cuối cùng đậu trên chiếc đèn con leo lét của chị Tí. Nhưng đây chỉ là cảnh nền, cảnh thực của của phố huyện được nhà văn đặc tả tỉ mỉ.

Đây là hình ảnh phiên chợ đã tàn: “Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc khiến chị em liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này” Cách miêu tả tỉ mỉ với lối quay cận cảnh nên từ hạt cát, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn,…đều đi vào tầm quan sát, đánh thức những xúc cảm âm thầm, rồi chuyển cảm giác qua mùi vị để gợi hình, gợi cảm giác về mùi hương của đất, của quê hương… đó là dấu hiệu còn sót lại của một phiên chợ đã tàn, nghèo nàn, tiêu điều, dấu hiệu của một cuộc sống chẳng có gì là khấm khá. Trong bóng chiều nhấp nhoáng đã bắt đầu xuất hiện những bóng người. “Một vài người bán hàng về muộn, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang nhưng còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa. Mấy đứa trẻ con nhà nghèo cúi lom khom trên mặt đất để cố kiếm tìm ít sự sống cho riêng mình “.

Những đứa trẻ đáng lẽ phải được sống vô tư nhưng ở đây chúng lại đang phải oằn mình xuống vì gánh nặng cơm áo chẳng khác nào loài dơi cứ đêm đến là bay ra khỏi tổ để kiếm mồi. Trời nhá nhem tối, cư dân phố huyện bắt đầu ùa ra trên sân ga. Những miền đời câm lặng bị lãng quên.

Đó là hình ảnh của mẹ con chị Tí bên quán nước tạm bợ, sơ sài; cảnh đời mưu sinh đáng thương, tội nghiệp của gia đình bác xẩm, bác phở Siêu: những bước chân của cụ Thi điên – người đàn bà khốn khổ chìm vào bóng tối, hay cũng chính là cuộc sống bấp bênh, cơ cực của chị em Liên bên gian hàng tạp hóa nhỏ xíu, tạm bợ. Băng ấy con người, bằng ấy cuộc đời trên sân ga nơi phố huyện nghèo đã đủ sức khái quát về hiện thực cuộc sống của nhân dân ta trước Cách mạng, tàn tạ và chìm vào bóng tối.

Cảnh vật cũng như con người đều gợi lên sự tàn tạ nghèo nàn. Con người chỉ như chiếc bóng trong ánh chiều tàn và dần bị màn đêm bao phủ. Những lời thoại của họ chẳng thể làm cho không khí nơi phố huyện sống động lên mà chỉ khắc sâu vào cái nhịp sống buồn tẻ, tàn lụi, điêu tàn.

Nhịp sống cứ lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán, bằng phẳng như Huy Cận nói: Quanh quẩn mãi giữa vài ba giảng điệu Tới hay lui Cũng từng ấy mặt người Vì quá quen nên quá đỗi buồn cườiMôi nhắc lại cũng ngần ấy chuyện3.3. Ngòi bút hiện thực đậm chất trữ tình Làm nên sự hấp dẫn, chân thực của bức tranh cuộc sống nơi phố huyện nghèo, một phần quan trọng là bởi ngòi bút hiện thực của Thạch Lam đậm chất trữ tình.

Nhà văn viết về cảnh đời, cảnh người nơi phố huyện bằng chính ký ức tuổi thơ của mình. Thạch Lam có những năm tháng tuổi thơ sống ở phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Ngày ấy, trước Cách mạng nó còn là một phố huyện nhỏ, nghèo nàn, xa vắng. Khi đặt bút viết, những kỉ niệm tuổi thơ nguyên vẹn đã hiện về qua từng con chữ. Mỗi chữ đều phập phồng nhịp điệu trái tim giàu lòng trắc ẩn của nhà văn làm xúc động con người.

4. Giá trị nhân đạo

Làm nên tầm vóc bất tử với thời gian của “Hai đứa trẻ” không chỉ ở giá trị hiện thực mà còn ở giá trị nhân đạo sâu sắc. Dường như hai yếu tố này luôn song hành cùng nhau trong mỗi tác phẩm nghệ thuật nói chung và văn chương Thạch Lam nói riêng. Ở Thạch Lam, bên cạnh cái tài còn có cái tâm, cái tâm cực kì trong sáng, rực rỡ, đầy tình nhân ái chiếu sáng lên đời văn và toàn bộ văn phẩm của ông. Chân tình, chân cảm ấy đã khiến trái tim ông rung động trước đời sống kín đáo và giản dị quanh mình, nó chi

phối mọi sáng tạo nghệ thuật của ông.

4.1.Niềm thương cảm, xót xa dành cho những kiếp người nhỏ bé chịu nhiều thiệt thòi

trong xã hội cũ.

Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện mà là khai thác thế giới nội tâm nhân vật ” Hai đứa trẻ “cũng vậy. Câu chuyện không rõ ngôi kể, không có tình tiết gay cấn, li kì nhưng lại để trong tâm trí người đọc những thương cảm, day dứt rất đỗi nhân văn.

Xem thêm:  Giới thiệu về Hồ Nguyên Trừng – Tác giả của tác phẩm Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Tác giả đã hóa thân vào nhân vật chính mà mình xây dựng nên để mang lại cho người đọc cảm giác gần gũi, chân thực. Tâm trạng của Liên, cũng chính là những xúc cảm nghẹn ngào của Nhà Văn khi Thạch Lam đặt bút viết nên câu chuyện này. Cuộc sống của chị em Liên không hề khá giả so với những kiếp người nghèo đói nơi phố huyện.

Cảnh nhà sa sút, bố Liên mất việc cả nhà phải bỏ Hà Nội về quê, e làm hàng sáo. Chị em Liên được mẹ giao cho trông nom một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, hàng bán chẳng ăn thua gì chỉ là để phục vụ cho nhu cầu ít ỏi của người dân phố huyện. Đó chỉ là những mặt hàng thứ yếu hàng ngày: mấy phong thuốc lào, mấy bánh xà phòng, mấy cút rượu,… Sự sống của gia đình Liên cũng chẳng hơn gì mấy đứa trẻ và mẹ con chị TÍ, một nhịp sống mòn mỏi, đơn điệu và sa sút. Sống ở một nơi mà xung quanh mình là những quấn quanh của nghèo đói, đơn điệu của cuộc sống, chắc hẳn không ai có thể mang trong mình những tâm trạng rạng rỡ, phấn khích.

Trước cảnh chiều buông, Liên thấy lòng buồn man mác: “Liên ngồi yên lặng, đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị”. Đó là nỗi buồn lãng mạn, đa cảm trước sự chuyển giao của thời khắc từ ngày sang đêm, từ ánh sáng sang bóng tối.

Thạch Lam đã đem cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn để giải thích cho cái buồn của nhân vật. Trước cảnh tượng những đứa con nhà nghèo đi kiếm sống trên mặt đất, Liên động lòng thương nhưng cũng đầy day dứt hối hận vì chính chị cũng không có tiền cho chúng. Đó là tình thương của một con người cùng cảnh ngộ trong kiếp lầm than.Cái nghèo, cái đói đã biến cuộc sống của những con người nơi đây trở nên bần cùng, xơ xác hơn bao giờ hết. Liên kể về những người sống xung quanh mình.

Dù tình cảm không được bày tỏ một cách trực tiếp nhưng qua lời kể người đọc vẫn cảm nhận được nỗi xót xa, đồng cảm trong tâm hồn Liên. Những số phận của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối cứ từ từ hiện ra trước mắt. Chị Tý ban ngày mò cua bắt ốc, tối đến mới dọn quán nước chè, thắp một ngọn đèn dầu leo lét. Đó là một gian hàng tạm bợ, sơ sài, được đặt hàng dưới gốc cây bàng, cạnh một đống gạch.Chị có thể mang trên đầu, trên tay tất cả cái cửa hàng của chị.

Khách hàng của chỉ là mấy chủ lính lệ, người nhà thầy thừa, phu xe, phu gạo…

– những người lao động khốn khổ nghèo khó như chính thân phận của mẹ con chị Tí vậy. Và dù chả kiếm được bao nhiêu nhưng chị cũng dọn ra từ chập tối tới tận khuya. Chỉ bằng những nét vẽ không cầu kì, chau chuốt Thạch Lam đã kể cho người đọc nghe về một cảnh đời nghèo khó trong một kiếp sống mờ mịt, mòn mỏi, không có ánh sáng tương lai rọi tới. Trên cái ga nhỏ ấy còn là cuộc đời của cụ Thi điên. Cụ hiện lên qua lời kể là một bà già hơi điên và nghiện rượu

– khách hàng quen thuộc của chị em Liên. Mặc dù vậy thì mỗi khi cụ Thi điên đến mua rượu, Liên vẫn còn nguyên vẹn cảm giác sợ hãi, và có lẽ nhân vật đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi tiếng cười khanh khách và những bước chân đi lần vào trong bóng tối. Những tiếng cười vô hồn, những chuỗi âm thanh lạc điệu vang lên giữa cái tĩnh lặng, u buồn của phố huyện nghe thật đáng sợ.

Những bước chân của người đàn bà khốn khổ chìm vào bóng tối cũng đủ sức gợi lên một số phận bi thảm, một cuộc đời mù mịt không tìm được lối thoát. Dù ở trong khung cảnh nào, ánh mắt hướng đến đâu thì trong đôi mắt Liên vẫn là màu hoàng hôn nhuốm nỗi buồn cơ cực. Những cảnh đời nghèo đói, khổ đau gieo vào tâm hồn Liên những đồng cảm xót xa. Tấm lòng của Liên hay cũng chính là tấm lòng thương cảm của Thạch Lam dành cho những kiếp người khốn khổ.

Bằng ấy con người dường như vẫn chưa đủ, điểm vào đêm tối trên phố huyện lại là những mảnh đời cơ cực khác. Đó là thức quà của bác phở Siêu. Gánh phở của bác Siêu tỏa mùi thơm nhưng tiếc thay đó lại là thức qùa xa xỉ, nhiều tiền ở cái phố huyện nhỏ này mà có lẽ Liên và An chẳng bao giờ dám nghĩ tới. Trong bóng đêm đen tối ấy còn có gia đình bác Xẩm ngồi trên mình chiếu rách, cái thau sát để trước mặt, góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong im lặng, thằng con bò ra đất nghịch nhật những rác bẩn và tiếng hát ế ẩm bác chưa hát vì chưa có khách nghe.

Chị Tí dọn hàng từ chập tối nhưng giờ lại phe phẩy canh chuối khô đuổi ruồi bỏ trên mấy thức hàng và chỉ mong đợi những người nhà cụ Thừa. Đó là những mảnh đời tội nghiệp, đáng thương. Cuộc sống lặp lại đơn điệu, nhàm chán nhưng họ vẫn suy nghĩ và mong đợi cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ. Ước mơ càng mơ hồ, tình cảnh của họ càng tốt nghiệp vì không biết Số phận mình sẽ ra sao. Nhìn cuộc sống quẩn quanh, bế tắc Liên không khỏi cảm thấy buồn chán.

Tuy nhiên trong sâu thẳm tâm hồn cô vẫn ngời lên một tấm lòng cảm thông, yêu thương và trân trọng. Đó cũng chính là những cảm xúc mà nhà văn muốn dành cho những người dân nghèo quê mình. 4.2: Phát hiện ra trong những con người đó vẻ đẹp khuất lấp, cái tính người không gì có thể phai nhòa được Thạch Lam là một người đôn hậu và tinh tế.

Ông đã từng khẳng định: Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn. Trong “hai đứa trẻ” người đọc không chỉ nhìn thấy những kiếp người mù mịt, tối tăm mà còn là những vẻ đẹp khuất lấp, cái tính người không gì có thể phai nhoà được. Bằng cái nhìn chân thực và đồng cảm sâu sắc với những mảnh đời bị lãng quên. Thạch Lam đã tài tình phát hiện ra những nét đẹp ngời sáng đằng sau cuộc đời bi kịch, lam lũ đó.

Dù không trực tiếp bày tỏ nhưng hiện lên qua những trang văn là những phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo nơi phố huyện. Đó là đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, đức tính muôn đời của người Việt Nam ta. Điển hình là tấm gương Chí Tí, ban ngày mò cua bắt ốc, tối về bán quán nước chè. Chị là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam chịu thương, chịu khó. Hay đó cũng chính là những là sự cần cù không ngại khó khăn gian khổ cho cuộc đời mưu sinh của gia đình bác xẩm và gánh phở bác Siêu.

Xem thêm:  Bình giảng truyện ngắn Làng của Kim Lân

Và dường như trong cái bần cùng đó, Thạch làm đã phát hiện ra cái tình cảm giấu kín trong mỗi con người lao động. Đó là lòng trắc ẩn, đồng cảm sâu sắc giữa những con người lao động. Và có thể nói, càng nghèo, càng khổ thì thứ tình cảm đó họ dành cho nhau càng mãnh liệt hơn. Đây không phải là một phát hiện mới nhưng nó là cần thiết để giúp cho những con người nghèo khổ ở đây tránh xa được cái bóng tối đang dần bao phủ.

4.3. Trân trọng, nâng đỡ những ước mơ, hy vọng vào một ngày mai tươi sáng Đọc truyện của Thanh Lam, ta thấy nhà văn không đi vào tố cáo những bất công Của xã hội, cũng không khiến người đọc phải uất ức, oán hận những cảnh bóc lột, hành hạ của giai cấp thống trị đương thời.

Nhưng tác phẩm vẫn chất chứa những tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Nhà văn cảm thông trân trọng những ước mơ chính đáng, bình dị của người dân nghèo phố huyện, trân trọng những hoài niệm đẹp đẽ, xa xăm của chị em Liên.

Bị giam cầm trong bóng tối và bị ám ảnh bởi cảnh sống buồn tẻ, lầm lũi, vô vọng của những người dân nơi phố huyện, Liên nhớ về cuộc sống tươi đẹp trong quá khứ ở Hà Nội, như thể một phản kháng hồn nhiên của tuổi thơ. Nhìn bác nhớ Siêu, thứ quá xa xỉ, nhiều tiền, hai chị em không bao giờ mua được, Liên nhớ thời mẹ còn nhiều tiền – được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ, và kỉ niệm đó còn là vùng sáng lấp lánh, Hà Nội nhiều đèn quá. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo. Quá khứ đẹp đẽ tương phản gay gắt với cái tối tăm, mù mịt. Hoài niệm không chỉ kích thích quá khứ sống dậy mà nhen nhóm bao khát vọng âm thầm về ngày mai, dẫu chỉ là một ngày mai mơ hồ. Đó cũng chính là lý do vì sao du buồn ngủ đến mấy nhưng hai đứa trẻ vẫn cố thức

đợi đoàn tàu qua.

Hai chị em đây háo hức, say mê dắt nhau đứng dậy ngắm nhìn đoàn tàu vụt qua. Đoàn tàu đã trở thành thế giới lung linh và kỳ ảo, ánh sáng rực rỡ của ngọn đèn xanh biếc, sát mặt đất, các toa đèn sáng trưng chiếu ánh sáng tỏa xuống đường…Âm thanh sôi nổi vang xa như vô tận của tiếng còi xe lửa kéo dài theo ngọn gió xa xôi…. Một thế giới đẹp đẽ, huyên náo đối lập với cái tối tăm, nghèo đói của phố huyện nghèo.

Thế nhưng sau những hình ảnh tả thực lại là một dụng ý của nhà văn để nói nên cái khát vọng mãnh liệt, cháy bỏng của chị em Liên cũng là của người dân nơi đây. Đoàn tàu đánh thức trong hai đứa trẻ giấc mơ về quá khứ- một giấc mơ đáng thương xót xa. Đợi tàu là cách để hai chị em trải nghiệm hoạt động sôi nổi cuối cùng của đêm khuya, được sống dù chỉ là ao ước.

Tàu đến rồi lại đi, phố huyện rầm rộ bỗng chốc lại chìm vào trong bóng đêm yên tĩnh. Từ hình ảnh đoàn tàu, nhà văn khơi dậy trong người đọc những ước mơ, khát vọng sống, những hoài niệm quá khứ và là một khát vọng sống hướng tới tương lai tươi đẹp. Nhà văn muốn đánh thức những người trong phố huyện nghèo, hướng họ tới ước mơ, một tương lai tươi đẹp phía trước. Qua đó thấy được tấm lòng nhân văn cao cả của nhà văn và đó cũng chính là giá trị nhân đạo không thể tách rời của truyện ngắn”Hai đứa trẻ”.

5. Mở rộng

5.1. Bước phát triển của tư tưởng nhân đạo trong văn học Việt Nam giai đoạn

1930-1945.

Đó là sự thức tỉnh của ý thức cá nhân. Nhà văn ý thức được ý nghĩa sự tồn tại mỗi cá nhân, trong cuộc đời đã là con người thì dù là ai đi nữa, nghèo hay giàu, vô danh hay nổi tiếng thì cũng có quyền sống có nghĩa và sống hạnh phúc. Tư tưởng nhân đạo khẳng định sự thức tỉnh ý thức cá nhân cũng có trong nhiều tác phẩm xuất hiện cùng thời “Hai đứa trẻ”: Trong truyện ngắn “Toả nhị kiều”, Xuân Diệu phủ nhận lối sống không cá tính, bản lĩnh: lối sống của Quỳnh và Dao với hoạ sĩ Phan cái gì cũng lỡ cỡ.

Đó là lối sống quẩn quanh trong một buổi chiều tà. Đó là những con người sống cuộc sống vô nghĩa, họ tồn tại như không có mặt trên đời. Nam Cao qua truyện ngắn “Đời thừa” lại lên tiếng đòi quyền sống có nhân cách, có ích cho mọi người. Trong sự phát triển chung của tinh thần nhân đạo ấy, Thạch Lam cũng đã hướng ngòi bút về những con người nhỏ bé, vô danh để nói lên cả những đau khổ và những khát vọng chân chính ở họ.

5.2. Nghệ thuật

Có người nhận xét Thạch Lam là một nghệ sĩ tài hoa, trong ông có một họa sĩ, một nhạc sĩ và một nhà thơ. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” hội tụ những phẩm chất đặc biệt của tâm hồn tài hoa đó. Nhà văn đặc biệt thành công trong nghệ thuật tả cảnh, miêu tả tâm trạng nhân vật, nghệ thuật đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa thực tại tối tăm và quá khứ ngập tràn ánh sáng. Truyện ngắn có kết cấu vòng tròn như một bài thơ. Tác phẩm còn phảng phất một tự truyện. Đây cũng có thể là lý do khiến câu văn của truyện trở nên mềm mại, sâu sắc và tế nhị chứa nỗi buồn man mác của nhân vật chính và cũng là của tác giả khi hồi cố tuổi thơ của chính mình.

c/ Kết luận

Đọc“Hai đứa trẻ” người đọc thấy hiện lên trước mắt quang cảnh của một phần xã hội Việt Nam trước Cách mạng, nghèo đói, xơ xác, và tiêu điều bên cạnh đó là những mảnh đời cơ cực, lam lũ nhưng vẫn luôn ấp ủ ước mơ, khát vọng về một cuộc sống tươi sáng. Đó cũng chính là tấm lòng êm mát và sâu kín của Thạch Lam dành cho mảnh đất và con người quê hương, nhà văn cũng đã nói hộ niềm ao ước được sống trong một thế giới tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn của biết bao cuộc đời nghèo khổ, quẩn quanh trước Cách mạng.

Tham gia khóa học bình giảng 12 miễn phí của Baitapsachgiaokhoa

giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ

Theo Dethihay.com

Check Also

hoaphuong 17 310x165 - Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *