Phân tích đoạn thơ Ta về mình có nhớ ta… Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Hướng dẫn
Nội dung: Mượn lời đáp trả của người ra đi với người ở lại, nhà thơ Tố Hữu bộc lộ tình cảm nhớ nhung sâu sắc về thiên nhiên và nhân dân Việt Bắc.
a.Hai câu đầu thể hiện cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhở những hoa cùng người”
-Người ra đi tự xưng là “ta” và gọi người ở lại là “mình”. Hai đại từ này thường thấy trai gái xưng hô trong ca dao: “Mình về ta chẳng cho về. Ta nắm vạt áo ta dề câu thơ”. Cách xưng hô này cho thấy cuộc chia tav giữa người kháng chiến và nhân dân Việt Bắc giông cuộc giả biệt bạn lứa đôi, thắm thiết ân tình.
-Cụm từ “ta về” được láy lại hai lần cùng câu hỏi tu từ “mình có nhớ ta” tạo giọng điệu da diết, qua đó nói lên nồi bịn rịn, luyến lưư và khát khao được giãi bày lòng mình của người ra đi.
-“Hoa” là hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho thiên nhiên. Trong kí ức của người về xuôi, Việt Bắc lộng lầy, rực rỡ với vẻ đẹp của các loài hoa thi nhau khoe sắc thắm. Còn “người” là hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho nhân dân Việt Bắc. Với người kháng chiến đã từng gắn bó với chiến khu cách mạng thì Việt Bắc luôn đẹp trong sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người.
b.Trong tám dòng thơ tiếp theo, TỐ Hữu dã tạo nên một bộ tranh tứ bình độc dáo về Việt Bắc theo chủ đề “xuân, hạ, thu, đông”:
-Bốn bức tranh trong bôn cặp câu lục bát được vẽ theo nghệ thuật hội họa phương Đông mà người Việt Nam vần thường gọi là tranh tứ bình. Nếu vẽ theo bốn mùa riêng thì gọi là tranh tứ quý. Đề phản ánh chủ đề “xuân, hạ, thu, đông”, người xưa thường mượn hoa để biểu trưng: mùa xuân thì vẽ hoa mai, mùa hạ thì có hoa lan, mùa thu thì có hoa cúc còn mùa đông thì người ta dùng trúc đề làm biểu tượng. Bốn bức tranh thơ của Tô” Hữu cũng là tranh tứ quý nhưng không phải đế nói về vẻ đẹp của “mai, lan, cúc, trúc” mà là miêu tả những nét thiên nhiên rất đặc trưng của núi rừng Việt Bắc. Cảnh có màu sắc tươi tắn rực rỡ, có ánh sáng lung linh chan hòa, có âm thanh vui đầm ấm. Đặc biệt, trong cảnh có người và cả hai như hòa quyện vào nhau.
-Tám câu có kết cấu đồng nhất: bốh cầu lục nói về thiên nhiên, bôn câu bát nói về con người. Tất cả hiện lên trước mắt ta một bức tranh Việt Bắc tuyệt diệu, nên thơ qua nét bút chấm phá tài tình của tác giả.
* Bức tranh mùa dông:
-Nếu theo trình tự bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì mùa xuân phải được đề cập đến trước nhất. Nhưng trong đoạn thơ, tác giả miêu tả bức tranh mùa đông trước tiên. Có lẽ mùa đông là mùa chia tay giữa Việt Bắc và cách mạng nên đã để lại trong nhà thơ nhiều ấn tượng nhất:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”.
-Trên nền màu xanh trải dài khắp núi rừng, thì màu “hoa chuối đỏ tươi” rực rỡ như những ngọn đuốc bập bùng cháy giữa màu xanh của rừng già, gợi cảm giác ấm áp, hưng phân.
-Vượt qua cái lạnh lẽo của mùa đông buốt giá, con người vẫn lên rừng, lên nương, cuốc rẫy, trồng ngô… Hình ảnh con dao quắn cài ở thắt lưng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời càng tôn thêm vẻ đẹp của họ.
-Giữa cái bạt ngàn của núi rừng, con người như một chấm nhỏ di động nhưng hoàn toàn không bị thiên nhiên lấn át, chìm khuất, mà thực sự thiên nhiên đang tôn lên vẻ đẹp của con người. Trên đèo cao, con người như mang tư thế một vị chủ nhân của núi rừng Việt Bắc.
*Bức tranh mùa xuân:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
-Màu trắng rừng của hoa mơ diễn tả cái tinh khôi, trinh bạch của thiên nhiên Việt Bắc vào xuân. Hai chữ “trắng rừng” đã bộc lộ cảm giác ngỡ ngàng, hạnh phúc của nhân vật trữ tình trước vẻ xuân dâng ngập đất trời.
-Các động từ “dan”, “chuốt” không chỉ làm nổi bật nét óng ánh của nhừng sợi giang dùng để đan nón mà còn thể hiện đức tính tỉ mỉ, siêng năng của nhân dân Việt Bắc. Con người chính là chủ nhân của mùa xuân, là kẻ đang tô điểm cho sắc xuân của đất trời thêm lộng lẫy.
*Bức tranh mùa hạ:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
-Cụm từ “rừng phách đổ vàng” có thế hiểu theo cách:
+ Hiếu theo nghĩa rừng phách đang trố hoa: thì khắp không gian như lênh láng sắc vàng rực rỡ.
+ Cũng có thể hiểu “đổ vàng” là lá cây đồng loạt ngả sang màu vàng để chuẩn bị cho mùa thu trút lá.
+ Động từ “đô” thật đắt: Màu vàng như từ trời cao đố xuống làm cho khắp không gian thấm đẫm sắc vàng.
Hai động từ “kêu” và “đổ” thê hiện cái không khí rộn rực rất đặc trưng của mùa hạ. Câu lục xôn xao “tiếng nói” không chỉ của sắc màu mà lẫn cả âm thanh, chỉ cần tiếng ve kêu vang, cả rừng phách như hối hả, chóng vánh thay màu.
-Hình ảnh cô gái “hái măng một mình” với dáng vẻ lẻ loi, cô đơn nhưng vần đẹp trong sự cần mần, khơi dậy trong ta những rung động ngọt ngào, sâu lắng.
Bức tranh mùa hạ vừa hoành tráng với những nét bút mạnh mẽ, vừa mảnh mai, tinh tế thắm đượm tính trữ tình, gợi cả một trường liên tưởng mênh mông.
*Bức tranh mùa thu:
“Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.
-Từ “hòa bình” vừa vẽ ra khung cảnh êm đềm ở an toàn khu, vừa muôn nói đến sự thanh tĩnh, mát mẻ của ánh trăng giữa rừng khuya.
-Con người không hiện lên thành bóng dáng mà bằng “tiếng hát ân tình thủy chung” nghe thật ấm lòng.
Câu thơ gợi nhớ đến cảnh sinh hoạt ca hát của nhân dân Việt Bắc, của những đôi trai gái Việt Bắc yêu thương nhau, hò hẹn mãi mãi thủy chung. Tiếng hát vọng về trong nỗi nhớ đã nói hộ được nỗi lòng hiện tại của người ra đi.
c.Nhận xét:
-Đoạn thơ thế hiện tính dân tộc đậm đà: giọng thơ ngọt ngào, da diết; ngôn ngữ giản dị nhưng rất giàu hình ảnh, nét vẽ lúc phóng khoáng, bao quát, nhưng cũng có lúc cụ thể, tỉ mỉ…
-Mỗi bức tranh miêu tả đặc trưng của từng mùa, tuy chúng có giá trị độc lập nhưng không phá vỡ sự hài hòa của bộ tranh tứ bình.
-Cảnh đông và hạ sắc màu rực rỡ, kích thích mọi giác quan con người, thì cảnh xuân thu như cân bằng trở lại, màu sắc tinh khôi, êm dịu.
-Linh hồn trong toàn bộ bốn bức tranh là con người: con người cần cù, chăm chỉ, siêng năng, tĩ mỉ và thủy chung với cách mạng, với kháng chiến.
Tóm lại, Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là bản tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể thơ lục bát, kiểu kết câu đối đáp, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian – tất cả đâ góp phần khắc sâu lời nhắn nhủ của Tố Hữu: Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thông quý báu anh hùng bất khuất, ân nghĩa thủy chung của cách mạng, của con người Việt Nam.