Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Phân tích bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng

Phân tích bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng

Phân tích bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng

Hướng dẫn

Ca dao dân ca Việt Nam vô cùng phong phú và sâu sốc, đằm thắm và mượt mà biết bao! Nó là tiếng hát tâm tình nơi bờ xôi ruộng mật, lưu truyền trong dângian, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta từ bao đời nay. Có những khúc hát ru chứa chan tình yêu thương, ngọt ngào, tha thiết. Có bài ca nói về đất nước quê hương, với nương dâu, ruộng lúa, với hình ảnh người dân quê hiền hậu, cần cù hay lam hay làm đáng yêu. Cánh cò “bay lả bay la”, đầm sen “lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”. Có tiếng “nghé ọ” và con trâu hiển lành gặm cỏ trên đồng xanh, có cô thôn nữ tát nước “múc ánh trăng vàng đổ đi”,… Tất cả như đem đến cho lòng người gần xa bao niềm thương nỗi nhớ…

Đọc ca dao dân ca, sao mà ta thấy thích thú lạ về câu hát nói về cánh đồng lúa quê hương và hình ảnh cô thôn nữ đứng giữa đồng quê một sớm mai hồng rạng rỡ:

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh móng bát ngát,

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

Thản em như chẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.

1. Ca dao thường được diễn đạt bằng thể thơ lục bát. Nhưng ở bài này, nhà thơ dân gian đã sử dụng thơ lục bát biến thể, mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ rất độc đáo.

Cô thôn nữ không vịnh cảnh đề thơ, mà chỉ nói lên những ý nghĩ, cảm xúc hồn nhiên, tự nhiên của lòng mình khi vác cuốc ra thăm đồng sung sướng ngắm nhìn cánh đồng thân thuộc, thẳng cánh cò bay của làng mình:

Xem thêm:  Soạn bài Đập Đá Ở Côn Lôn

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông”.

“Ngó”gần nghĩa với nhìn, trông, ngắm… Từ “ngó” trong vàn cảnh này gợi tả một tư thế say sưa ngắm nhìn, một cách quan sát kĩ càng, một lối nói dân dã mộc mạc, bình dị mà đậm đà. Cô thôn nữ “đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” rồi lại “đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng”, dù quan sát ở vị trí nào, góc độ nào, cô cũng cảm thấy sung sướng tự hào trước sự “mênh mông bát ngát… bát ngát mênh mông” của cánh đồng quê hương. Hai chữ “bên ni” và “bên tê” vốn là ngôn ngữ miền Trung (tiếng địa phương Nghệ Tĩnh) dùng để trỏ vị trí bên này, bên kia, được đứa vào bài ca dao gợi lên tính chất mộc mạc, chất phác của một tình quê hồn hậu. Nghệ thuật đảo từ ngữ “mênh mông bát ngát” rồi lại “bát ngát mênh mông” thể hiện một bút pháp điêu luyện trong việc miêu tả cánh đồng làng quê rộng bao la bát ngát một màu xanh, xa trông hút tầm mắt chẳng thấy đâu là bến bờ. Có yêu quê hương tha thiết, mới có cái nhìn đẹp, cách nói say mê đậm đà thế!

Hai câu đầu bài ca dao dược cấu trúc đăng đối song hành, làm hiện lên trước mắt chúng ta một cảnh đẹp: cánh đồng bao la, trù phú của quê nhà, rất thân thuộc với mỗi con người Việt Nam chúng ta như nhà thơ Hoàng Cầm đã viết:

“Xanh xanh bãi mía hờ dâu

Ngô khoai biêng biếc

(…) Quê hương ta lúa nếp thơm nồng”…

(“Bên kia sông Đuống”)

Bằng tấm lòng yêu mến tự hào nơi chôn nhau cắt rốn của mình, mảnh đất thương yêu thân thiết mà từ bao đời nay tổ tiên ông bà con cháu, từ thế hệ này qua thế hệ khác đã đem mồ hôi, xương máu để bồi đắp và gìn giữ, nên nhà thơ dân gian mới có thể viết được những lời ca mộc mạc mà đằm thắm nghĩa tình, làm xao xuyến lòng ta như vậy!

Xem thêm:  Thân phận người phụ nữ qua Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ

2. Hai câu cuối là hình ảnh cô thôn nữ ra thăm đồng. Niềm vui sướng trào dâng. Cô không ví mình với “hạt mưa sa”, với “tấm lụa đào” như có người con gái đã nói về thân phận mình. Trái lại, cô đã lấy “chẽn lúa đòng đòng” để so sánh với cuộc đời đẹp tươi, nhiều mơ ước của mình. “Chẽn lúa” còn gọi là dảnh lúa, một bộ phận của khóm lúa. Hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng” thể hiện sự phát triển trưởng thành sinh sôi nảy nở, hứa hẹn một mùa vàng bội thu sây hạt trĩu bông. Có lúa thì con gái rồi mới có “chẽn lúa đòng đòng”. Câu ca dao “Thân em như chẽn lúa đòng đòng” gợi tả một vẻ đẹp xinh tươi duyên dáng, một sức lực căng tràn. Đây là một hình ảnh khỏe khoắn, trẻ trung và hồn nhiên yêu đời của cô thôn nữ được nói đến trong tiếng hát lời ca sau bờ dâu ruộng lúa.

Trên cái nền xanh của cánh đồng, trong hương thơm ngào ngạt của lúa đòng đòng, dưới ánh hồng bình minh rực rỡ, trong làn gió mát rượi, ta thấy hiện lên bức chân dung cô thôn nữ thật đáng yêu vô cùng:

“Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.

“Phất phơ”nghĩa là nhẹ nhàng đung đưa, uốn lượn… Chẽn lúa đòng đòng “phất phơ” bay nhẹ trước làn gió trên đồng nội vào một buổi sớm mai hồng thơ mộng. Thiếu nữ hân hoan sung sướng thấy hồn mình phơi phới hướng về một ngày mai hạnh phúc như “chẽn lúa đòng đòng” đang “phất phơ” dưới ánh bình minh.

Xem thêm:  Tả một khu vui chơi mà em thích (tả công viên văn hóa miền Tây)

Tại sao nhà thơ đồng quê lại dùng hình ảnh “ngọn nắng”? Có thể dùng hình ảnh làn nắng, tia nắng thì ý câu cao dao vẫn đúng. Nhưng “ngọn nắng” hay hơn, sát nghĩa hơn. Vì đó là tia nắng, làn nắng đầu tiên của một ngày đẹp trời, ánh hồng ban mai đang tụ hội và rập rờn trên ngọn lúa xanh. Trong bài thơ “Mùa xuân chín” thi sĩ Hàn Mặc Tử viết:

“Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng”

Và nhà thơ Đoàn Văn Cừ trong bài “Chợ tết” cũng đã viết:

“Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,

Tia nắng tía nhảy hoài trong ruộng lúa”

Qua đó, ta càng thấy rõ tính chính xác, tính hình tượng, tính biểu cảm là những đặc trưng cơ bản nhất tạo nên giá trị nghệ thuật của ngôn từ thơ ca.

Bài ca dao “Đứng bên ni đồng…” là một bài ca dao trữ tình đặc sắc đã ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước qua hình ảnh cánh đồng lúa bát ngát mênh mông va vẻ đẹp duyên dáng, tươi trẻ, cần mẫn và yêu đời của nàng thiếu nữ làng quê Việt Nam.

Bài ca dao được sáng tạo nên bằng bút pháp nghệ thuật độc đáo. Cách dùng từ chính xác, gợi cảm. Biện pháp tu từ so sánh, phép song hành đối xứng, cách đảo từ ngữ và sử dụng tiếng địa phương đã làm cho ý tưởng, lời ca đậm đà, ý vị. Có thể coi nó là một “viên ngọc quý” trong kho tàng thơ ca dân gian Việt Nam.

Học bài ca dao này, ta thấy tâm hồn mình thêm gắn bó, yêu thương quê hương đất nước, biết quý trọng và biết ơn những người nông dân vất vả dãi nắng dầm mưa để làm nên những bát cơm đầy dẻo thơm

Theo Baivanhay.com

Check Also

hinh anh gai xinh hot girl cap 2 3 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *