Home / Bài văn hay / Nghị luận câu nói: Đối xử với bản thân bằng lý trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng

Nghị luận câu nói: Đối xử với bản thân bằng lý trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng

Nghị luận câu nói: Đối xử với bản thân bằng lý trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng

Bài làm

Tôi đã từng là một Bê-li-cốp núp mình đằng sau chiếc bao im lìm và tẻ nhạt. Tịch mịch, đắm chìm trong những dục vọng, ái kỷ của bản thân, nuông chiều chính mình trong những khoái lạc và thú vui. Trái lại với người lại luôn khắt khe cầu toàn. Cứ thế cho đến một ngày như giây phút “mặt trời chói qua tim” của chàng thanh niên Tố Hữu, câu ngạn ngữ Nga đã thay đổi toàn bộ cuộc đời tôi, để tôi dũng cảm vươn mình ra khỏi chiếc bao, học cách sống tốt hơn : ” Đối xử với bản thân bằng lý trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng ” 

Bản thân chính chúng ta và mọi người là sợi dây gắn kết tạo nên thế giới. Còn lý trí và trái tim chính là hai phần tử quan trọng và cơ bản kiến tạo nên “gương mặt” của một người. Trong mối tương quan ấy, ngạn ngữ Nga cho rằng con người nên nhìn nhận chính mình bằng cặp mắt lý tính. Đặt chính mình với giá trị nguyên bản, không bôi đen hay tô hồng, thậm chí có chút khắt khe. Ngược lại với mọi người, ngạn ngữ lại đưa ra quan điểm ngược lại, không phải lý trí mà là cái nhìn của tâm hồn, là cái nhìn đầy yêu thương và độ lượng. Với cách nói trái ngược, ngạn ngữ Nga đã đem đến một cách thức sống, một chiêm nghiệm đầy sâu sắc, với bản thân phải luôn lý trí và khắt khe còn với mọi người phải luôn học cách yêu thương, bao dung và độ lượng.

doi xu voi ban than bang ly tri doi xu voi nguoi khac bang tam long - Nghị luận câu nói: Đối xử với bản thân bằng lý trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng

Trong cuốn sách “Quái vật ghé thăm” của Pick Ness đã từng viết : ” Không phải lúc nào cũng có người tốt. Cả kẻ xấu cũng vậy. Phần lớn mọi người đều ở đâu đó giữa hai thái cực ấy.” Hành trình sống của mỗi người là hành trình đấu tranh không ngừng, ngăn phần thú lấn át phần con, chấp chới giữa những lằn ran thiện – ác. Cuộc đời là bản hòa ca của những điều tốt đẹp và cả những điều tồi tệ. Chính vì bản năng vốn không hoàn hảo nên chính chúng ta phải trang bị cho mình một cái kính đầy lý tính. Để có thể như bác sĩ tâm hồn của chính mình, khắc phục những nhược điểm của bản thân. Cái bóng của chúng ta chỉ có thể xuất hiện rõ nhất dưới ánh mặt trời, lỗi lầm, những sai phạm chỉ có thể hiển lộ dưới những gì lý tính, khách quan nhất. Tước đoạt đi cặp kính lý tính, bao dung cho những lầm lỡ của bản thân chỉ khiến những sai phạm đâm chồi nảy lộc, trở thành một phần trong tính cách của bản thân.

Các nhà khoa học đã chứng minh con người có tám loại trí thông minh : trí thông minh logic, trí thông minh về âm nhạc… Và ai cũng sở hữu ít nhất hai loại trí thông minh. Thiên tài khác người thường ở chỗ họ biết tập trung phát huy thế mạnh của bản thân. Nhìn bản thân bằng cái nhìn lý trí sẽ khiến con người nhận ra những điểm yếu, điểm mạnh. ” Có một gã khổng lồ đang ngủ say trong mỗi người”. Tập trung, trau dồi những sở trường, điểm mạnh của chính mình, ai cũng có thể là một gã ” khổng lồ”. Đồng thời, đối xử với bản thân một cách lý trí và nghiêm khắc, sống một cách có kỉ luật sẽ tạo dựng nên những thói quen tốt. Thổi vào cuộc đời mỗi người một làn sinh khí mới, nhà đầu tư Ray Dalio đã viết trong cuốn sách bán chạy nhất của mình – Principles rằng : ” Các nguyên tắc cơ bản là chân lý đóng vai trò nền tảng cho hành vi đạt được điều bạn muốn trong cuộc sống“. Sống kỉ luật, nguyên tắc và nghiêm khắc là nền tảng cơ bản cho sự trỗi dậy của ước mơ. Ở đây xin kể về câu chuyện của tiểu thuyết gia Haruki Murakami, trong khi sáng tác đều đặt ra yêu cầu nghiêm khắc cho chính mình. Mỗi sáng ông dậy từ rất sớm, làm việc liên tục 5 – 6 giờ và duy trì nó như một thói quen không bao giờ thay đổi. Chính cách làm việc ấy đã đưa ông bước lên văn đàn, trở thành tinh tú trong giới văn học. Nghiêm khắc với bản thân chưa chắc đưa con người ta chạm tay đến nàng thơ của thành công, nhưng phàm là những người thành công hầu như ” đối xử với bản thân bằng lý trí” đã trở thành kim chỉ nam của nhiều người.

Xem thêm:  Soạn bài trợ từ thán từ

Nhạc sĩ Trịnh Công sơn đã từng phổ vào dòng chảy êm đềm của năm tháng những giai điệu ngọt ngào mê đắm lòng người:

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng

aĐể làm gì em biết không

Để gió cuốn đi…

Chúng ta những sinh vật mang trong mình trái tim ấm nóng với những nhịp đập rất người. ” Đối xử với người khác bằng tấm lòng” là nguyên tắc cơ bản của bầu máu nóng ấy. Đó là một trái tim biết nhỏ lệ xuống những mảnh đời đơn côi, một trái tim xúc cảm, nặng nợ với nhân gian. Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi sống trong những yêu thương và sẻ chia. Liệu rằng sẽ thế nào nếu con người chỉ biết gò bó nhau trong một khuôn khổ đầy lý tính? Không còn ai xót thương cho những bác sĩ hi sinh từng giờ cho bệnh nhân? Không còn ai nhỏ lệ xuống những thân phận xấu số? Khi trái tim con người trở nên lạnh lùng, khước từ mọi nhịp đập của trái tim, con người rồi sẽ trở thành loài động vật cô đơn nhất thế gian. Rồi sẽ ra sao nếu như con người gò mình trong những khuôn khổ, chạy theo con đường độc đạo chỉ có mình và chỉ mình mà thôi? ” Nơi lạnh nhất không phải Bắc cực mà là nơi không có tình yêu thương”. Chúng ta tạo ra robot để phục vụ cuộc sống nhưng có phải chăng ngày hôm nay chính chúng ta đang ” robot hóa”? Chính chúng ta đang trở nên lạnh lùng và lý trí hơn bao giờ hết. Thế kỷ XXI, thứ tôi muốn là một cuộc sống động, không chỉ là động tay, động chân mà còn là cảm động. Nhưng có chăng danh lợi quyền lực địa vị đang giam cầm con người trong ánh dương hào nhoáng để rồi làm mờ mắt bao con người. Chúng ta tạo ra công nghệ để rồi chính chúng ta lại bị vây hãm giữa bầy công nghệ đó, cắt đứt đi những dopamine đang bung nở.

Xem thêm:  Bài văn hội ngộ Tấm Cám dưới âm phủ

Thế nhưng liệu rằng lúc nào cũng cần  đối xử với bản thân bằng lý trí và người khác bằng tâm hồn ? Tôi không cho là như vậy. Quá lý trí và nghiêm khắc với bản thân sẽ đẩy con người vào khuôn khổ khô khan và giáo điều. Độ lượng khoan dung với chính mình sẽ giúp con người dễ dàng chấp nhận những điều xấu xí thổi vào cuộc đời một làn sinh khí mới. Và đồng thời, tấm lòng không đặt đúng chỗ có thể là cách gián tiếp hại cuộc đời người khác

Tấm lòng hay lý trí? Bản than hay mọi người? Tất cả đều là tương đối, cái quan trọng là ở chính bạn. Hãy dung hòa những yếu tố đó và sống một cuộc đời sao cho bạn có thể cảm thấy mình đã sống một cách trọng vẹn nhất.

Vân Trang – CTV Văn học của Baivanhay.com

Từ khóa tìm kiếm

  • https://baivanhay com/nghi-luan-cau-noi-doi-xu-voi-ban-than-bang-ly-tri-doi-xu-voi-nguoi-khac-bang-tam-long

Check Also

7232 1494911290060 1017 310x165 - Suy nghĩ câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”

Suy nghĩ câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”

Đề bài: Trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói sau: “Vượt qua nỗi …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *