Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Hướng dẫn soạn văn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Tiếp theo)

Hướng dẫn soạn văn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Tiếp theo)

Hướng dẫn soạn văn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Tiếp theo)

Hướng dẫn

Hướng dẫn soạn văn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Tiếp theo)sẽ cung cấp hệ thống lời giải chi tiết, đầy đủ nhằm cung cấp những định hướng tốt nhất cho quá trình tìm hiểu bài học của người học. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé.

II. Luyện tập

Câu 1. Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

– Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào?

Trả lời

Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao

– Chàng trai: xưng hô với cô gái bằng đại từ “anh”.

– Cô gái: được chàng trai gọi là nàng.

=> Cả chàng trai và cô gái ở trong câu ca dao đều đang ở độ tuổi thanh xuân.

b. Hoạt động giao tiếp diễn ra vào thời điểm nào?

Trả lời

Hoạt động giao tiếp diễn ra vào buổi tối và cụ thể là vào một đêm trăng thanh. Thời gian này hoàn toàn phù hợp với những cuộc chuyện trò tình tứ của những buổi hát đổi, hát ghẹo, hát giao duyên trong sinh hoạt dân ca.

c. Nhân vật anh nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?

Trả lời

Nhân vật “anh” ướm hỏi về tình yêu đôi lứa, cụ thể là việc kết duyên với cô gái.

+ Thứ nhất, thông tin hiển thị cụ thể.

+ Thứ hai, thông tin hàm ngôn: “đan sàng” không được dùng theo nghĩa đen là cách thức đan sàng, mà đó là cách nói ẩn dụ về việc “ gá nghĩa trăm năm”- kết duyên vợ chồng.

Xem thêm:  Phân Tích Bài Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác Của Phan Bội Châu

d. Cách nói của “anh” có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?

Trả lời

Cách nói này rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp. Vì:

+ Cách ướm hỏi vô cùng tế nhị, kín đáo, khiến cho cả hai nhân vật giao tiếp bớt phần ngại ngùng.

Câu 2. Đọc đoạn đối thoại (giữa em nhỏ A Cổ với một ông già) và thực hiện các yêu cầu (SGK, tr. 21).

a. Các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì?

b. Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu.

c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?

Trả lời:

a. Các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể là: Chào, nói, thưa

b. Trong lời nói của ông già, về hình thức thì cả ba câu đều là câu hỏi, nhưng được người viết sử dụng với mục đích khác, cụ thể là

– Câu 1 (A cổ hả) là câu hỏi thay chào và dùng để đáp lại lời chào của A cổ.

– Câu 2 (Lớn tướng rồi nhỉ) không mang tính chất nghi vấn mà là lời khen, dùng để bộc lộ cảm xúc.

– Câu 3 có mục đích hỏi.

c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm và quan hệ trong giao tiếp:

– Tình cảm giữa hai người rất thân mật, gần gũi và có độ tin cậy cao.

Xem thêm:  Nụ cười hài hước trong bài ca dao: Chàng dẫn thế em lấy làm sang… Để cho con lợn, con gà nó ăn

– Thái độ:

+ Cậu bé rất kính trọng và lễ phép với những người lớn tuổi

+ Ông cụ rất quý mến và quan tâm cậu bé

Câu 3: Đọc bài thơ Bánh trôi nước và thực hiện các yêu cầu (SGK, tr.21)

a. Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng phương tiện ngôn ngữ, hình ảnh như thế nào?

b. Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội bài thơ

Trả lời:

a. Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc vấn đề:

– Vấn đề giao tiếp: Thân phận của người phụ nữ (vẻ đẹp và số phận) trong xã hội phong kiến xưa. Điều này đã được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ là chiếc bánh trôi nước.

b. Để lĩnh hội, cảm nhận bài thơ, người đọc căn cứ vào những yếu tố sau:

– Từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ hướng đến vẻ đẹp của con người, cụ thê là người phụ nữ: “trắng”, “tròn” (chỉ vẻ đẹp), “bảy nổi ba chìm” (chỉ thân phận lận đận), “tấm lòng son” (phẩm chất bên trong).

– Sự tương đồng của hình tượng bánh trôi nước và người phụ nữ.

– Căn cứ vào cuộc đời của nữ sĩ Hồ Xuân Hương để hiểu và cảm bài thơ này: Xuân Hương là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, nhưng số phận và đường tình duyên lại long đong lận đận. Hai lần lấy chồng thì cả hai lần đều làm lẽ: “cố đấm ăn xôi lại hẩm”.

Câu 5. Phân tích các hoạt động giao tiếp qua bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945 (SGK tr. 22)

Trả lời

Xem thêm:  Giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”

Các hoạt động giao tiếp qua bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945:

  • Nhân vật giao tiếp:

– Bác Hồ viết thư gửi học sinh toàn quốc với tư cách là Chủ tịch nước.

– Người nhận là các em học sinh.

  • Hoàn cảnh giao tiếp cụ thể: Nước ta vừa giành được độc lập dân tộc, nên rất cần những nhân tài để bảo vệ và xây dựng đất nước.

– Người viết (Bác Hồ) mong muốn thế hệ trẻ sẽ nỗ lực học tập để có những cống hiến và đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.

– HS: Lần đầu tiên được học tập trong những môi trường của nền độc lập tự do và xóa bỏ hoàn toàn chương trình ngu dân của thực dân Pháp.

  • Nội dung bức thư nói lên ý nghĩa của ngày khai trường đầu tiên và động viên các em cố gắng, nỗ lực trong học tập.

+ Đầu tiên, Bác bộc lộ niềm vui sướng khi thế hệ học sinh được sống và học tập trong môi trường giáo dục hoàn toàn mới mẻ.

+ tiếp theo, Bác nêu ra nhiệm vụ và trách nhiệm của học sinh đối với đất nước.

+ Và cuối cùng, Bác gửi lời chúc đến toàn thể học sinh.

Theo Vanmautuyenchon.com

Check Also

cuu hot girl h660height990 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *