Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 12 / Giáo Án bài Vội Vàng định hướng phát triển năng lực

Giáo Án bài Vội Vàng định hướng phát triển năng lực

Giáo Án bài Vội Vàng định hướng phát triển năng lực

I. Kiếnthức cơ bản

1. Kiếnthức về tác giả

– Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới (Mới trong cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện

– XD là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ yêu đời, đắm say, mãnh liệt

2. Kiếnthức về tác phẩm

– Xuất xứ: rút trong tập “Thơ thơ”,xuất bản năm 1938

– Vị trí: Là một trong những bài thơ tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực.

– Nhan đề: Vội vàng diễn tả thái độ ham sống đến cuồng nhiệt, nhu cầu hưởng thụ cuộc sống hết mình

2.1. Bốncâu đầu

– Tôi muốn: Tắt nắng, buộc gió

– Mục đích: Hương đừng bay đi, màu không nhạt -> ý tuởng, táo bạo

– Điệp ngữ “Tôi muốn”, động từ “tắt, buộc”

=> Diễn tả ước muốn, khát vọng thay đổi quy luật của thiên nhiên => Níu kéo thời gian, ngưng đọng không gian -> thể hiện tình yêu cuộc sống mãnh liệt của nhà thơ

2.2. Câu5- câu 13

– Hình ảnh: Ong bướm, tuần tháng mật, hoa lá, đồng nội xanh rì, chim muông, bình minh rực rỡ.

=> Bức tranh mùa xuân rất đẹp, căng tràn nhựa sống ->Thiên nhiên, vạn vật có đôi, có lứa.Đó nhưlà thiên đường trên mặt đất.

Nghệthuật:Điệptừ, liệtkê,đảotrật tựngữpháp, sosánh:“Thánggiêngmộtcặpmôigần”

=> Niềmvui say, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống

– Xuân Diệu nhìn thiên nhiên qua lăng kính của tình yêu, qua cặp mắt của tuổi trẻ. Nhờ vậy mà thiên nhiên đều nhuốm màu tình tứ, tràn ngập xuân tình. Đó là cái nhìn lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp

=> Quan niệm nhân sinh tích cực mới mẻ: Thiên đường trên mặt đất là con người trần thế, tình yêu tuổi trẻ

2.3. Câu14 đến 29

– Miêutả thời gian bằng nghệ thuật đối: + Xuân đang tới- Xuân đang qua

+ Xuâncòn non – Xuân sẽ già + Xuân hết- Tôi chết

– Sự cảm nhận về thời giancủa tác giả là thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.

– Điệp từ “nghĩa là” Niềm vui tan biến, thay vào đó là hiện thực phũ phàng vì thiên nhiên trở thành lực lượng đối kháng với con người:

+ Lượng trời chật >< Lòng tôi rộng

+ Xuântuần hoàn >< Tuổi trẻ không hai lần thắm lại + Còn trời đất >< Chẳng còn tôi mãi

– Tác giả bâng khuâng nuối tiếc tất cả bởi xuân mãi tuần hoàn còn tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

=> Sự thức tỉnh sâu sắc của tác giả với mỗi cá nhân: Hãy trân trọng, nâng niu những tháng năm của tuổi trẻ. Hãy sống hết mình, sống thật có nghĩa và tận hưởng những gì mà thiên nhiên ban tặng.

2.4 Câu 30đến hết

– Điệpngữ “ Ta muốn” lặp lại 5 lần. – Động từ: ôm, riết, say, thâu, cắn…

– Liệt kê…..

-> Sự gấp gáp, vội vàng trong tâm hồn tác giả – sợ sắc xuân tàn phai- yêu mùa xuân tới mức cuồng si:

Xem thêm:  Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ Nhặt hay nhất

“Hỡi xuânhồng ta muốn cắn vào ngươi”

– Câu thơ thể hiện một tình yêu cuồng si. Tác giả muốn níu kéo, giữ chặt lại không muốn nó qua đi. Níu kéo sắc xuân, tình xuân là níu kéo vẻ đẹp cho muôn đời. – Cách thay đổi đại từ nhân xưng: Tôi -> Ta

Tôi: Nhân danh chung chung

Ta: Nhân danh riêng biệt

=> Khẳng định cái tôi duy nhất của XD

“Ta làmột, là riêng, là thứ nhất

Không có ai bè bạn nổi cùng ta”

2.5 Nghệ thuật:

– Sự kết hợp giữamạch cảm xúc và mạch luận lí.

– Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.

– Sử dụng ngôn từ; nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.

II. Luyệnđề

Đề 1: Anh chị hãy cảm nhận về đoạn thơ sau:

Tôi muốntắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất; T

ôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Của ongbướm này đây tuần trăng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si.

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;

Mỗi sángsớm, thần vui hằng gõ cửa;

Tháng giêngngon như một cặp môi gần Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

( Trích “Vội vàng” – Xuân Diệu )

Gợi ý:

a. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

– Dẫn dắt và trích dẫn đoạn thơ.

b. Thân bài:

– Bốn câu thơ đầu: Diễn tả ước muốn, khát vọng thay đổi quy luật của thiên nhiên

+ Xuân Diệu dùng thể thơ ngũ ngôn bình dị để thể hiện cái ý thơ kỳ dị, kỳ dị ở đây chính là nội dung khổ thơ thể hiện ước muốn vừa kỳ lạ, vừa ngông cuồng, vừa trái với quy luật tự nhiêncủa nhà thơ:

Tôi muốntắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gióa lại

Cho hươngđừng bay đi

+ Muốn “tắt nắng”, “muốn “buộc gió” là những ham muốn, những mộng tưởng vô thực

->Níu kéothời gian, ngưng đọng không gian

+ Khổ thơ năm chữ, nhịp thơ nhanh khiến giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một con người đang tràn đầy cảm xúc. Đại từ nhân xưng “tôi”, chứ không phải “ta” hay “chúng ta”, ùng với đó là động từ “ muốn” được lặp đi lặp lại liên tục thể hiện cái tôi ngang nhiên không lẩn tránh hay giấu giếm, cái tôi đầy thách thức, đi ngược lại với thơ ca trung đại. Đây cũng chính là một điểm mới, sáng tạo, độc đáo và dũng cảm của nhà thơ trong nền văn thơ hiện lúc bấy giờ. Thông qua đó thể hiện một cách sinh động, chân thực khát khao mãnh liệt đến cháy bỏng về cuộc sống.

– Thế giới xung quanh được tác giả cảm nhận theo một cách rất riêng. Đó là thế giới giống như một khu vườn tình yêu đầy hương sắc, ngọt ngào khiến ông muốn ôm lấy, giữ lấy:

Của ongbướm này đây tuần trăng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

+ Bốn dòng thơ ấy đầy ắp những tiếng “này đây” như đang bày ra trước mắt ta từng thứ từng thứ một, sinh động, hấp dẫn. Nhịp thơ đột nhiên biến đổi rõ rệt, nhịp thơ vui mừng, như hối hả, ngập tràn nhiệt huyết của một con người đang mê man, đang đắm đuối, đang hưởng thu mùa xuân tươi đẹp của cuộc đời. Đó không chỉ đơn thuần là một bức tranh vẽ cảnh xuân, còn là bức tranh khắc họa mùa xuân rực rỡ của tuổi trẻ, của tình yêu với yến anh, với ong bướm lả lơi tình tứ. Cảnh vật đều mang vẻ đẹp của sự trẻ trung và sức sống tròn trịa có đôi có cặp.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu- văn lớp 12

+ Mọi thứ đều có cảm giác non tơ, mơn mởn ấy lại được tôn lên trong sự hiệp vần “ tơ phơ phất ” ở sau. Cuộc sống hiện hình trong trạng thái của một thiên đường trên mặt đất;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa

+ Không phải “này đây” mà là “và này đây”, như thể vẫn còn chưa thoả, chưa hết, còn chưa muốn dừng lại. Cuộc sống mỗi ngày ở chốn “thiên đường trên mặt đất” ấy mối ngày đều ngập tràn những niềm vui, chỉ cần giữ cho mình niềm yêu đời, khát khao yêu và được yêu, biết quý trọng vẻ đẹp cuộc sống xung quanh, thì mỗi ngày niềm vui sẽ đều tự tìm tới:

Tháng giêngngon như một cặp môi gần

+ Hình ảnh so sánh thật thú vị và đầy bất ngờ và độc đáo, táo bạo. Trước Xuân Diệu,chưa từng có ai so sánh thời gian đẹp nhất của mùa xuân với bờ môi thiếu nữ, sau đó thì càng chưa có nhà thơ nào có sự so sánh độc đáo hơn. Dưới con mắt của kẻ si tình, mùa xuân hiện ra thật đẹp, thật gợi cảm. Không những đẹp, mà còn “ngon”. Mặc dù không chạm được, không ăn được nhưng tác giải lại thấy nó “ngon”.

-> Tất cả thể hiện tình yêu cuộc sống mãnh liệt của nhà thơ ; Quan niệm nhân sinh tích cực mới mẻ: Thiên đường ở ngay trên mặt đất, cái đẹp nhất chính là con người trần thế, là tình yêutuổi trẻ

c. Kết bài:

– Kháiquát lại vấn đề.

– Nêu cảm nghĩ của bản thân

Đề2

Anh(chị) hãycảm nhận về đoạn thơ sau trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt..

Gợi ý: dựa trên Giáo Án bài Vội Vàng

a. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

– Dẫn dắt và trích dẫn đoạn thơ.

b. Thân bài:

Xem thêm:  Giáo án Hồn Trương Ba da hàng thịt lớp 12 ngắn gọn nhất

– Hai câu thơ đầu đoạn, diễn tả mùa xuân và thời gian vận động không ngừng

+ Với cách ngắt nhịp 3/5, đọc lên ta cảm thấy cái nhún nhảy bước đi của mùa xuân, của thời gian:

Xuân đang tới /nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non /nghĩa là xuân sẽ già

+ Các từ ngữ: “đang tới” với “đương qua”, “còn non” với “sẽ già” tương ứng, đối lập nhau,. Trong hiện tại “đang tới” đã có màu li biệt “đương qua”.. Trong dáng vẻ “còn non” hôm nay đã báo hiệu một tương lai sẽ già

– Bảy câu thơ tiếp theo nói lên nghịch lí giữa tuổi trẻ, đời người với thời gian và vũ trụ. Và đó cũng là bi kịch của con người, đời người. Khi “xuân hết”, tuổi trẻ đi qua “nghĩa là tôi cũng mất”. Mất ý vị cuộc đời. Tuổi trẻ đáng yêu biết bao! Mỗi người chỉ có một thời son trẻ. Cũng nhưthời gian trôi qua, tuổi trẻ một đi không trở lại:

Mùa xuântắt nghĩa là tôi cũng mất

+ “Lượng trời cứ chật” mà “lòng tôi rộng”, muốn trường sinh bất tử, muốn trẻ mãi không già. Quy luật của sự sống thật vô cùng nghiệt ngã: “Không cho dài thời trẻ của nhân gian”. Một lần nữa thi sĩ lại đặt ngôn ngữ trong thế tương phản giữa “rộng” với “chật”, để nói lên cái nghịch lí cúa đời người. Cũng là một cách cảm nhận thời gian:

Lòng tôirộng, nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài thời trẻ của nhân gian

+ Xuân của bốn mùa thì tuần hoàn, nhưng đời người chỉ có một thời thanh xuân. Tuổi trẻ “chẳng hai lần thắm lại”. Vũ trụ đất trời thì vĩnh hằng, vô hạn, trái lại đời người thì hữu hạn. Kiếp nhân sinh nhiều bi kịch. Ai cũng muốn trẻ mãi không già, ai cũng muốn được sống mãi với tuổi xanh, tuổi hoa niên. Tiếng thơ cất lên như một lời than tiếc nuối:

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời

+ “Tiếc cả đất trời” vì không được trẻ mãi để tận hưởng mọi cái đẹp của thiên nhiên và cuộc đời. Đó là lòng yêu đời và ham sống, khao khát được sống hết mình với tuổi trẻ

+ “Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” đó là bi kịch của người đời, xưa và nay. Có ham sống và yêu đời thì mới cảm nhận được sâu sắc bi kịch ấy. Vì thế không được phung phí thời gian và tuổi trẻ.

– Hai câu thơ cuối dào dạt cảm xúc. Nhà thơ xúc động lắng nghe bước đi của thời gian, tiếng “than thầm tiễn biệt” của sông núi, của cảnh vật. Xuân Diệu rất nhạy cảm với thời gian trôi đi qua, “mùi”, “vị” của năm tháng “chia phôi” trong dòng chảy vô tận. Một cách cảm nhận thời gian rất tinh tế:

Mùi thángnăm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sôngnúi vẫn than thầm tiễn biệt

c. Kết bài

– Kháiquát lại vấn đề.

– Nêucảm nghĩ của bản thân

Tham gia Khóa Học Miễn Phí của Baitapsachgiaokhoa

Giáo Án bài Vội Vàng

Theo Dethihay.com

Check Also

chan dung nu sinhb3fe 310x165 - Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *