Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Giải thích một số câu tục ngữ nói về cần kiệm

Giải thích một số câu tục ngữ nói về cần kiệm

Giải thích một số câu tục ngữ nói về cần kiệm

Hướng dẫn

A. GHI NHỚ

1. Về siêng năng, cần cù:

, – Tay làm, hàm nhai, tay quai, miệng trễ.

– Hay lam hay làm, đầu quang mặt sạch,

Ăn quen làm biếng, đầu rếch mặt dơ.

– Giều đâu những kẻ ngủ trưa,

Sang đâu những ke’ say sưa tối ngày.

– Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

2. Về tiết kiệm:

– Làm khi lành, để dành khi đau.

– Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện.

– Được mùa chớ phụ ngô khoai,

Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng.

– Khi có thì chẳng ăn de,

Đến khi ăn hết thì dè chẳng ra.

B. GỢI Ý LÀM BÀI:

…Trong dàn gian đã từ lâu đời, nhiều câu tục ngữ ngắn gọn hoặc có đối, có vần vè, hoặc bằng thơ lục bát nói về cần, kiệm, đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của nhân dân ta. Những câu tục ngữ ấy đã trở thành lời khuyên giản dị, dễ hiểu mà rất thấm thía.

1.Câu tục ngữ: ‘Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ’ đưa ra hình ảnh đối chọi để làm nổi ý: có làm thì mới có ăn. Chữ dùng ở đây rất hóm hỉnh. Vế thứ nhất nói lên một sự thật ở đời. Có ‘tay làm’, chăm chỉ lao động, làm ra tiền của, thóc gạo… thì ‘hàm nhai’, mới có ăn, mới có tiêu dùng. Vế thứ hai khuyên đừng nên lười biếng, nếu lười biếng ‘tay quai’, nghĩa là hai tay buông xuôi, không làm, không động đậy thì nhịn ăn, ‘miệng trễ’, chẳng có thức ăn gì bỏ vào miệng. Bài học ve làm ăn, về lao động và hưởng thụ được dân gian nói đến một cách giản dị, cụ thể, có tác dụng giáo dục sâu sắc. Tay và hàm là hai hình ảnh hoán dụ, song hành, hô ứng. Tay đặt trước hàm để nêu bật mối quan hệ: lao động và ấm no, lười biếng và nghèo đói. Lao động là ấm no, hạnh phúc, một ý tưởng vĩ đại được thê hiện ngắn gọn trong một câu tục ngữ chỉ có 8 chữ.

2.Câu tục ngữ thứ hai vừa khen người siêng năng ‘hay lam hay làm’, vừa chê cười kẻ lười biếng mà lại ‘ăn quen’, ăn nhiều, thích ăn ngon. Hai hình ảnh tương phản: ‘đầu quang mặt sạch’ với ‘đầu rếch mặt dơ’. Nghĩa đen là đầu tóc, mặt mũi sáng sủa, sạch sẽ, ưa nhìn của người siêng năng lao động. Kẻ lười biếng thường ăn

Xem thêm:  Cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang

ở bẩn thỉu, dáng điệu ốm yếu. Bài học về cần cù lao động được đúc rút qua cuộc đời về hai loại người ta dễ nhìn thấy ngoài xã hội:

‘Hay lam hay làm, đầu quang mặt sạch,

Án quen làm biếng, đầu rếch mặt đô’’

Vế 2 của câu tục ngữ còn có hàm nghĩa: Kẻ đã ‘làm biếng’ mà lại ‘ăn quen’, thích xài sang nên trộm cắp, làm bậy bị đồng loại chê cười, khinh bỉ, có thể bị tù tội. ‘Đầu rếch mặt dơ’ỉầ thế!

3. Có lúc dân gian sử dụng hình ảnh rất đích đáng để nêu lên bài học giáo dục sâu sắc. Đày là hai loại người, tuy không nhiều nhưng thời nào cũng có:

‘ Giầu đâu những kẻ ngủ trưa,

Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày’

‘Ngủ trưa’là ngủ từ tối đến trưa, ngủ nhiều, làm ít. Nhà nông phải ‘hai sương một nắng’ mới có bát ăn bát để. Trái lại sống lười nhác, ‘ngủ trưa’ quanh năm thì làm sao có thể trở nên giàu có được! ‘Những kẻ ngủ trưa’ là kẻ lười nhác. ‘Những kẻ say sưa tối ngày’ là những kẻ rượu chè, thuốc phiện chơi bời (cả cờ bạc nữa) lu bù từ sáng đến tối, quanh năm quanh tháng, chẳng thiết gì làm ăn. ‘Kẻ say sưa’ là kẻ nghiện ngập, tài sản, cơ nghiệp tiêu tán dần, chẳng mấy lúc mà nghèo khổ. ‘Kẻ say sưa tối ngày’ không phải là kẻ lịch sự, sang trọng mà là kẻ bê tha, bệ rạc bị thiên hạ coi thường về cả nhân cách và lối sống. Cách nói cảm thán, nhẹ mà sâu: ‘Giàu đâu… sang đâu…’, nghĩa là sự giàu sang đời nào đến với những kẻ lười

biếng, nghiện ngập. Chữ ‘đâu’ nhấn lại hai lần để khẳng định và biểu cảm một sự vô vọng đang trở thành trò cười cho thiên hạ!

4. Câu tục ngữ: ‘Một nghề cho chín còn hơn chín nghề’ là cách nói so sánh, là sự đánh giá trong việc làm ăn, trong nghiệp vụ chuyên môn, kĩ thuật. ‘Một nghề

cho chín’thì ‘chín’ nghĩa là thành thạo, giỏi giang, chu đáo; vế này nêu lên lời khuyên làm nghề gì phải thành thạo nghề ấy, có bàn tay vàng. Người có tay nghề bậc cao, lành nghề thì mới lao động, làm việc có năng suất cao, hiệu quả tốt đẹp, được xã hội trọng dụng. Trái lại, biết nhiều nghề, nhưng nghề nào cũng dở dang, vụng về, kém cỏi thì làm việc gì cũng chẳng đâu vào đâu, cuộc sống sẽ khó khăn, chảng ai hỏi đến. Câu tục ngữ khuyên người đời phải đi sâu vào chuyên môn kĩ thuật, đạt đến mức kĩ xảo, làm cái gì tốt cái ấy. Trong nền sản xuất thủ công trước đây, câu tục ngữ ‘Một nghề cho chín còn hơn chín nghề’ là một lời khuyên chí lí. Trong xã hội ngày nay, nền kinh tế tri thức, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì câu tục ngữ ấy càng đúng. Phải học văn hóa cho giỏi, chọn nghề và học nghề, đi sâu vào kĩ thuật là con đường sáng của tuổi trẻ ngày nay.

Xem thêm:  Dàn ý và bài văn mẫu Tả bà ngoại của em cho một người bạn thân nghe

5. Bốn câu tục ngữ sau đều nên lên bài học vẻ tiết kiệm, biết lo xa phòng xa, chi tiêu đúng mực. Cuộc sống thường có những sự cố bất ngờ xảy ra, nên phải lo đề phòng. Hôm nay ta còn khỏe mạnh (lành) có thể ngày mai bị ốm đau bệnh tật,

gặp hoạn nạn, nên phải có ý thức: ‘Làm khi lành để dành khi đau’. ‘Dành’ là dành dụm tiết kiệm. Không thể sống theo kiểu ‘Bóc ngắn, cắn dài’, ‘làm một ăn hai’ để đến khi ốm đau, thất cơ lỡ vận thì sẽ vô cùng khó khăn.

Người ‘buôn tàu bán bè’ là loại người giàu có, kinh doanh lớn. Thế nhưng, dân gian lại so sánh: ‘Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện’. Không nên 204

hoang phí, mà phải biết ăn tiêu dè sẻn, tiết kiệm, đó là bài học rất hay. ‘Ăn dè’ là ăn tiêu, chi tiêu có kế hoạch, có chừng mực, không hoang phí. Câu tục ngữ nêu lên mối quan hệ giữa làm và ăn, giữa làm và tiêu dùng; lúc nào cũng phải biết tiết kiệm.

Dân gian có lúc đúc rút kinh nghiệm bằng thơ lục bát, dùng ngôn từ hóm hỉnh để khuyên răn mọi người. Khoai, ngô không giá trị bằng lúa gạo, nhưng rất quan trọng, để ăn độn, nhất là trong kì giáp hạt, tháng ba ngày tám. Dù có được mùa cũng không nên ‘phụ’ ngô khoai, coi thường, rẻ rúng ngô khoai:

Xem thêm:  Chứng minh câu tục ngữ Lời nói gói vàng

‘Được mùa chớ phụ ngô khoai,

Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng’

‘Khi thất bát’là khi mất mùa, nhà nông thu hoạch kém. ‘Lấy ai bạn cùng’ nghĩa là lấy gì để san sẻ, để chia ngọt sẻ bùi cùng mình qua cơn đói kém, thiếu thốn. Câu tục ngữ với cách nói nhẹ nhàng mà thấm thía về một lời khuyên nhà nông, cũng như mọi người phải biết quý trọng ngô khoai, không được coi thường hoặc hoang phí ngô khoai, lương thực.

Câu tục ngữ:

‘Khi có thì chẳng ăn de,.

Đến khi ăn hết thì dè chẳng ra’

‘Ăn de’là ăn tiêu dè sẻn đúng mức, ăn tiêu tiết kiệm; ‘dè’ là dành dụm, để dành. Cũng là cách nói dân dã khuyên bảo ăn tiêu dè sẻn, biết phòng xa. Trước đây, nông nghiệp nước ta chỉ có hai mùa: vụ chiêm và vụ mùa. Kĩ thuật canh tác lạc hậu, sâu bệnh bão lụt, nắng hạn nên hay mất mùa. Tháng ba ngày tám, kì giáp hạt, người nông dân thường gặp đói kém. Tiết kiệm lương thực là bài học xương máu của nhà nông, của mọi người, mọi nhà. Các câu tục ngữ trên đây đều có cách nói tương phản, đối chọi nên dễ nghe, dễ nhớ, dễ làm theo. ‘Khi lành’ với ‘khi đau’, ‘được mùa’ với ‘khi thất bát’, ‘khi có’ với ‘khi ăn hết’, cách nói đối chọi giản dị mà thấm thía biết bao!

Ngày nay nông nghiệp nước ta phát triển mạnh, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, nhưng những ý tưởng của dân gian như ‘chớ phụ ngô khoai’, biết ‘ăn de’, có ý thức ‘Làm khi lành để dành khi đau’ vẫn là những bài học sâu sắc, thiết thực với mỗi người chúng ta.

Cần kiệm là đức tính tốt đẹp của nhân dân ta. Cần kiệm để làm giàu, để xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc. Cần kiệm để làm cho dân giàu, nước mạnh.

Những câu tục ngữ nói về cần kiệm phản ánh trí tuệ dân gian, nếp sống nếp nghĩ chất phác, thiết thực của người bình dân xưa. Những câu tục ngữ ấy vẫn còn là bài học làm người cho mỗi người trong xã hội.

Theo Baivanhay.com

Check Also

7334 1494911290066 1020 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *