Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
Bài làm
Người ta muôn đời đều luôn có những đạo lý tốt đẹp và nhưng đạo lý tốt đẹp luôn luôn được lưu truyền trong dân gian. Chúng ta hiện nay cũng như đang thực hiện truyền thống tốt đẹp như thương người, tôn sư trọng đạo và cả lòng biết ơn. Lòng biết ơn cũng được thể hiện rộng rãi và trong câu tục ngữ đặc sắc như một bài học khiến cho ta mãi mãi khăc ghi đó chính là câu “Uống nước nhớ nguồn”.
Đầu tiên ta phải hiểu được thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”? Nếu như chúng ta hiểu ở góc độ nghĩa đen thì câu tục ngữ được phân tích như sau: “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Còn đối với nghĩa bóng, “nguồn” được xem chính là những ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. Hình ảnh “Nước có nguồn” nên “uống nước” thì tất cả chúng ta hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ ngắn gọn và giàu sức gợi hình, câu tục ngữ như cũng đã mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống ở đời này. Ta phải luôn luôn khắc ghi đó chính là khi mà ta được hưởng thụ một thành quả trong cuộc sống thì cũng phải biết được mà ghi nhớ công ơn của những người đi trước để lại.
Ví dụ như chúng ta được hưởng cuộc sống hòa bình như hiện nay thì không phải ngẫu nhiên mà có. Hòa bình được đánh đổi bằng cả sự hi sinh của cả một thế hệ người đi trước. Hòa bình, tự do đối với chúng ta hiện nay thì nó giống như khí trời vậy. Mà có rất nhiều bạn trẻ không hiểu được vì đâu mới có sự độc lập này. Hãy luôn ghi nhớ công lao của người đi trước và chúng ta cũng nên biết được rằng chẳng có một thứ gì trên đời này tự nhiên đến cả nếu như nó không phải là một sự đánh đổi.
Qủa thật ta như thấy được chính triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Ta biết được theo lẽ thông thường khi con người chúng ta mà đang hưởng thụ một thành quả, người ta thật dễ có thể quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Có lẽ chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” để làm cho thời điểm của sự hưởng thụ – để cất lên riếng nhắn nhủ thật thấm thía:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.
Thật thấm thía biết bao, ta như nhận được ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của người nông dân đã “một nắng hai sương” khó nhọc mới có được thành quả, nhưng người được hưởng đâu phải là những người đã tạo ra thành quả đó. Cho nên khi chúng ta “bưng bát cơm đầy” chúng ta phải nghĩ và biết được vì đâu mà ta lại có được kết quả như vậy.
Và nếu như mà chúng ta mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Rất dễ có thể nhận thấy được rằng đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Chúng ta từ nhỏ khi được ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái… Có thể thấy được mọi thứ xung quanh ta đều được từ những người khác để lại. Việc của chúng ta là biết ơn cũng như phải biết tiếp nối truyền thống đó. Hãy không ngừng học tập để có thể phát huy hơn nữa truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Trong gia đình ta phải biết ơn đến công lao sinh thành cũng như dưỡng dục của cha mẹ. Nhờ họ ta mới có được hình hài cũng như cuộc sống như hiện tại.
Thực sự ta như biết được rằng chính triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành nhừng lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Tất cả chúng ta cũng phải biết ơn các vua Hùng dựng nước. Không cớ gì mà nhân dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Thế rồi đó chính là sự biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Qủa thật ta như thấy được triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ.
“Uống nước nhớ nguồn” luôn luôn được coi chúnh là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng không hề sai khi nói đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong có thể truyền lại cho chúng ta. Câu tục ngữ như một bài học cũng như lời khuyên làm cho chúng ta nên biết sống như thê snafo trong tốt ở đời này.
Minh Nguyệt