Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Bài làm

Trong cuộc sống có những lúc chúng ta gặp khó khăn, thử thách những lúc như thế con người ta phải kiên định, ý chí để giữ được phẩm chất đạo đức của mình làm sao để “Đói cho sạch, sách cho thơm”

Đói cho sạch là gì? Câu này theo nghĩa đen thể hiện việc dù khi chúng ta có đói bụng tới đâu cũng không được ăn bẩn, kẻo ảnh hưởng tới sức khỏe, ngộ độc thực phẩm.

Sách cho thơm làm gì? Thể hiện dù chúng ta nghèo khó, không có nhiều quần áo nhưng vẫn phải sống sạch sẽ, thơm tho. Ngoài ra câu nói này còn thể hiện sự “thơm” trong tâm hồn, phẩm chất của con người. Dù mình có nghèo cũng phải sống ngay thẳng, không được sống làm gì gian dối, nhơ nhuốc, ảnh hưởng tới phẩm chất, đạo đức xã hội.

Để giữ được tâm hồn trong sạch trong hoàn cảnh khó khăn là điều vô cùng khó khăn, bởi trong hoàn cảnh túng thiếu, người ta thường nảy sinh lòng tham, nảy sinh sự gian dối. Một cô giúp việc con đang ốm thấy nhà chủ để tiền hớ hênh không khóa sẽ nảy sinh lòng tham muốn lấy số tiền kia để chữa bệnh cho con mình. Nhưng nếu cô ta lấy thì sẽ phải trả giá rất đắt, chẳng may bị phát hiện bị đi tù, con cái không ai chăm sóc, sau này đi làm chẳng ai dám thuê vì gian dối, không trung thực.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về dòng sông quê hương em

Chính vì vậy, người xưa muốn con cháu mình phải “Đói cho sạch, rách cho thơm” là vì vậy.

Rồi khi chúng ta làm sai, gian dối mãi thành quen, người ta thường nói “ăn quen, nhịn không quen” ăn cắp, ăn trộm sống cuộc sống dễ dàng lần một thành công rồi lần hai…dần dần chúng ta càng ngày càng sa đà vào tội lỗi, nhất định sẽ có ngày chúng ta bị bắt, phải trả giá cho hành vi phạm tội của mình.

Người xưa, trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhân vật Thúy Kiều vì thương gia đình quyết định bán mình chuộc cha. Nhưng khi Thúy Kiều phải rơi vào chốn nhơ nhuốc thân đã nhúng chàm thì làm sao mà gột rửa được nữa dù có đẹp, có tài sắc đức hạnh tới cỡ nào cũng chẳng thể nào có được hạnh phúc trọn vẹn.

Cuộc sống của Thúy Kiều đã trải qua rất nhiều thăng trầm, khó khăn, thử thách, phận bèo trôi như lục bình không có hạnh phúc.

Câu tục ngữ này muốn khuyên con người ta sống phải biết giữ gìn nhân cách, phẩm chất đạo đức của mình dù cuộc sống có lúc gặp khó khăn, thử thách nhưng nếu ta giữ được lòng mình trong sạch sẽ không xấu hổ với lương tâm, với những người thân xung quanh mình. Người như vậy sẽ nhận được sự yêu mến, giúp đỡ của mọi người

Xem thêm:  Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu làm em nhớ nhất (bài hay)

Vì người xưa thường nói “ở hiền gặp lành” người tốt nhất định sẽ được may mắn, hạnh phúc.

Câu tục ngữ này có ý nghĩa vô cùng to lớn với cuộc sống của mỗi con người chúng ta hôm nay, khi mà cuộc sống ngày càng xem trọng giá trị vật chất và xem nhẹ đạo đức, giá trị tinh thần của con người.

Check Also

37357343 9357296624x683 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *