Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Giải thích câu ca dao “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

Giải thích câu ca dao “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

Đề bài: Em hãy giải thích câu ca dao Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên

Bài làm

Tục ngữ đó chính là những kho tàng kinh nghiệm quý báu ngàn đời của ông cha ta để lại cho con cháu đời nay và nó vẫn vẹn nguyên những giá trị của nó. Câu tục ngữ thuộc trong kinh nghiệm dự báo thời tiết hay sản xuất mùa vụ cũng được mọi ngừi hiện nay thuộc lòng để có thể thấy được những bài học xưa để lại vẫn như vẹn nguyên giá trị đích thực của nó. Điều đáng nói là những kinh nghiệm quý báu đúng đắn này chính là dựa trên những sự quan sát kỹ lưỡng của các bậc tiền nhân xưa. Câu tục ngữ nói về mùa vụ sản xuất hay không thể không kể đến câu “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.

Đầu tiên ta phải hhieeru được câu nói của ông cha ta là nói về điều gì. “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”, ta như thấy được hình ảnh lúa Chiêm là giống lúa có xuất xứ từ khu vực Nam Trung Bộ. Lúa Chiêm này được gieo vào tháng giêng và thu hoạch khoảng tháng năm âm lịch. Và cứ mỗi khi vào độ khoảng tháng 2 tháng 3 khi mùa mưa bắt đầu, lúc này thì lại có rất nhiều sấm sét là điều kiện quan trọng giúp cố định một lượng lớn nitơ bổ sung dinh dưỡng cho đất…Theo cơ sở khoa học thì ta thấy được rằng chính sấm sét sinh ra nhiệt độ cao xúc tác phản ứng diễn ra trong bầu khí quyển trên trái đất. Hơn nữa ta như thấy được sản phẩm theo nước mưa rơi xuống đất. Lúc này đây thì nó dường như cũng đã hoà tan vào đất tồn tại ở dạng NO3-, và đây cũng chính là nguồn dinh dưỡng khoáng quan trọng cho cây lúa. Phương trình phản ứng hóa học của hiện tượng này đó chính là: N2+O2—> 2NO2 + H2O —> HNO3 —> H+ + NO3-

Trên thực tế câu tục ngữ “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” lại không dựa trên một cơ sở khoa học này. Nhưng với sự quan sát cứ đến tầm này thì lúa chiêm lấp ló gặp sấm chớp thì lớn nhanh như thổi. Sau nhiều vụ như vậy thì cha ông ta đã thấy được sự đúng đắn do quan sát hiện tượng trên nên đã đúc rút ra một câu tục ngữ trong kho tàng những câu tục ngữ sản xuất. Đất nước Việt Nam ta dường như gắn liền với việc trồng lúa nước cho nên hình ảnh cây lúc nước cũng được đi vào những câu ca dao, tục ngữ một cách tự nhiên nhất.

Ta dường như thấy được trong cuộc sống của những người lao động xưa thì người nông dân muốn cho vụ mùa bội thu luôn luôn phải quan sát các hiện tượng đất trời. Có câu ca dao nói về sự chăm sóc cũng như trồng trọt cây lúc như:

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa trông nắng, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên bể rộng mới yên tấm lòng.

Công việc đồng áng của người xưa cũng hết sức là vất vả. Có lẽ chính vì thế mà người nông dân rất cần mẫn, quanh năm chân nấm tây bùn mong được có vụ mùa bội thu. Tránh mất mùa, chính là niềm mong mỏi lớn nhất của họ. “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” như có thấy được đến vụ mùa lúa Chiêm đang lấp ló mà gặp sấm chớp thì lại tươi tốt, vụ mùa bội thu và đây cũng chính là niềm vui cho mọi bà cong nông dân

Xem thêm:  Soạn bài cách làm bài văn lập luận chứng minh

Thông qua những câu tục ngữ này ta không chỉ hiểu thêm về người nông dân xưa luôn chăm chỉ quanh năm với ruộng đông. Mà họ lại có một sự quan sát tỉ mỷ đáng khâm phục.

Minh Nguyệt

Check Also

hinh anh nu sinh hoc sinh dep 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *