Cảm nhận về bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ Cảnh ngày xuân
Hướng dẫn
Bài làm:Cảm nhận vẻ đẹp khung cảnh thiên nhiên qua đoạn thơ: Ngày xuân con én đưa thoi (…) Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. (Trích Cảnh ngày xuân, Nguyễn Du)
a. Đặt vấn đề: Mở bài
– Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du. Cảnh ngày xuân là một trong những đoạn trích hay của Truyện Kiều, trích ờ phần Gặp gỡ và đính ước.
– Sau khi miêu tả bức chân dung vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều là bức tranh họa về cảnh sắc trong tiết thanh minh và cảnh du xuân của trai tài gái sắc. Đoạn thơ được xem là thiên tả cảnh tuyệt bút (Trích dẫn thơ).
b. Triển khai:
– Sau khi giới thiệu gia cảnh gia đình nhà Vương Viên Ngoại và vẻ đẹp của chị em Thúy Vân – Thúy Kiều, Nhà thơ Nguyễn Du vẽ nên một bức tranh khung cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh, ba chị em Thúy Kiều – Thúy Vân – Vương Quan rủ nhau đi dạo chơi xuân. Kết cấu đoạn thơ diễn biến theo trình tự thời gian. Bốn câu thơ mở đầu tả cảnh mùa xuân. Sáu câu cuối là cảnh chị em Kiều du xuân quay trở về. Đoạn trích mở đầu bằng khung cảnh rất đặc trưng của mùa xuân:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiểu quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
– Bầu trời rực rỡ ánh sáng, trên cao, từng đàn chim én bay liệng nhịp nhàng. Hình ảnh con én đưa thoi vừa gợi sự trôi chảy của thời gian: thấm thoắt như chiếc thoi dệt vải, ngày xuân thoắt đến rồi sẽ thoắt qua; vừa gợi không gian: những cánh én rộn ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng. Tiếp đến là sự phản chiếu ánh sáng đẹp của mùa xuân: Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Mùa xuân đã qua sáu mươi ngày. Bây giờ đã sang tháng Ba, ý thơ gợi lên sự bâng khuâng tiếc nuối ngày xuân trôi nhanh quá. Nhung có lẽ, cái thần thái tuyệt đẹp của mùa xuân nằm ở hai câu thơ:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điếm một vài bông hoa.
– Trước mắt ta mờ ra một không gian mênh mông trải rộng tới chân trời. Trên cái nền xanh tươi sáng mơn mởn của cỏ non, nhà họa sĩ ngôn từ điểm xuyết vài bông lê trắng muốt, vẻ đẹp cùa mùa xuân được gợi với tất cả sự mới mẻ, tinh khôi, thanh khiết, giàu sức sống – cỏ non. Không gian khoáng đạt trong trẻo – xanh tận chân trời. Màu xanh pha lẫn màu vàng chanh hòa họp với màu lam trong sáng của chân trời ngày xuân. Trên thảm cỏ xanh mưọt, pha lẫn sắc trắng thanh khiết, tinh khôi của hoa lê làm thành một bức tranh lộng lẫy rạo rực sức sống. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu: từ trắng đứng trước gây ấn tượng mạnh; từ điểm làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại. Bút pháp nghệ thuật phôi sắc thật tài tình, tất cả đề gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân.
– Nguyễn Du quả là bậc thầy trong khả năng sử dụng ngôn ngữ. Trong thơ ông, tiếng Việt không chỉ giàu đẹp, trong sáng tinh tế mà còn rất gợi cảm. Bốn câu thơ đầu đã phác họa bức tranh thiên nhiên diễm lệ và tươi sáng. Sáu câu cuối là cảnh chị em Kiều du xuân trở về:
Tà tà bóng ngà về tây,
Chị em thơ thẩn dang tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cánh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
– Trong văn chương, hình ảnh hoàng hôn, chiều tà thường gợi lên cảm giác buồn thương, tàn tạ, thê lương. Cuộc du xuân thưởng cảnh vừa náo nức, tưng bừng là thế, giờ đây đã lặng lẽ chìm vào cô tịch. Tâm trạng con người không khỏi lưu luyến, bâng khuâng, hụt hẫng. Gam màu tươi sáng rực rỡ của bức tranh ngày xuân đến đây được thay bằng màu nhạt nhòa của nắng chiều bảng lảng. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ. Cảnh vật vẫn đẹp, vẫn nên thơ với dòng nước uốn quanh, dịp cầu nho nhỏ nhưng đã thiếu vắng đi rất nhiều hơi thở của con người.
– Bước chân thơ thẩn trên dặm đường về của chị em Kiều như có cái gì đó giăng mắc, khó nói. Các từ láy tà tà, thanh thanh, nao nao không chỉ gợi tả cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người: không những gợi cảm giác nuối tiếc về ngày vui qua mau mà còn linh cảm một điều gì đó sắp xảy ra trong tâm hồn đầy nhạy cảm của Thúy Kiều. Rõ ràng cảnh đã nhuốn màu tâm trạng. Sáu câu thơ cuối diễn tả cảnh chị em Thúy Kiều trên đường trở về. Một khung cảnh yên tĩnh, êm ả, dường như đối lập với cảnh lễ hội lúc trước. Không gian yên tĩnh lạ thường, không còn người đi kẻ lại tấp nập, không còn ríu rít tiếng nói cười. Thủ pháp tả được thay bàng thủ pháp gợi. Tâm trạng chị em Thúy Kiều như có cái gì mơ hồ như tiếc nuối, bâng khuâng. Lòng người hòa trong cảnh vật, như đang lắng lại cùng cảnh vật.
– Qua mười câu thơ, ta thấy được nghệ thuật miêu tả điêu luyện cùa Nguyễn Du. Nhà thơ đã kết họp khéo léo giữa kể và tả, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình đế miêu tả cảnh ngày xuân. Bút pháp tả cảnh ngụ tình tinh tế cùa nhà thơ cũng phản ánh được phần nào tâm trạng của nhân vật mà ông yêu quý. Có thế thấy thiên nhiên trong truyện Kiều nói chung và cảnh ngày xuân nói riêng có những diêm khác với thiên nhiên truyền thống trong thơ ca Á Đông xưa. Cảnh ở đây không tĩnh tại mà thường được mở ra theo không gian, thời gian, theo bước chân, cái nhìn, cảm xúc của con người. Do vậy cảnh ấy thật hơn, có hồn hơn.
c. Đánh giá kết luận:
– Bằng nghệ thuật miêu tả thiên nhiên theo trình tự thời gian, không gian kết hợp với gợi tả tâm trạng, những từ ngữ giàu chất tạo hình, nghệ thuật đối lập, sử dụng từ ghép, từ láy, đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp đẽ, tinh khôi đầy sức sống, đượm tình người.
– Nguyễn Du là người yêu thiên nhiên, hiểu lòng người và có biệt tài tả cảnh. Đoạn thơ cho ta cảm nhận không khí ấm áp của mùa xuân, giúp ta thêm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
Theo Dethihay.com