Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Dựa vào văn bản “Vượt thác” kết hợp với thông tin qua sách báo, tivi,… em hãy tả lại hình ảnh một người làm nghề chèo thuyền.

Dựa vào văn bản “Vượt thác” kết hợp với thông tin qua sách báo, tivi,… em hãy tả lại hình ảnh một người làm nghề chèo thuyền.

Dựa vào văn bản “Vượt thác” kết hợp với thông tin qua sách báo, tivi,… em hãy tả lại hình ảnh một người làm nghề chèo thuyền.

Hướng dẫn làm bài

– Đề bài yêu cầu tả lại hình ảnh một người làm nghề chèo thuyền trên cơ sở dựa vào văn bản “Vượt thác” kết hợp với thông tin qua sách báo, ti vi…

– Miêu tả qua việc tham khảo văn bản “Vượt thác” của Võ Quảng, từ sự quan sát thực tế và qua tưởng tượng.

– Bài văn cần đủ những ý chính sau:

Mở bài:

+ Cảm nhận của em về hình ảnh người chèo thuyền là dượng Hương Thư trong vãn bản “Vượt thác”.

+ Giới thiệu đối tượng miêu tả là người làm nghề chèo thuyền.

Thân bài:

+ Tả những đặc điểm khái quát của người chèo thuyền: tên tuổi, quê quán, hoàn cảnh gặp gỡ và tiếp xúc,…

+ Tả những đặc điểm về ngoại hình nổi bật đặc trưng cho ngứời làm nghề chèo thuyền:

. Thân hình: cao lớn, vạm vỡ.

. Nước da: màu nâu đỏ trông khoẻ khoắn do dãi dầu mưa nắng.

. Đôi mắt: linh lợi, tinh nhanh, nhìn xa vời vợi như ngóng trông, tìm kiếm một cái bến nào đó…

. Giọng nói: trầm bổng, ồn ào như tiếng nước chảy…

. Đôi tay: to khoẻ, rắn chắc và đài lêu nghêu do thường xuyên vận động,:..

. Chân: chắc nịch và; lúc nào cũng hơi khuỳnh khuỳnh trong tư thế đang chèo thuyền,…

Xem thêm:  Hãy kể lại một kỉ niệm ngày xuân mà em nhớ mãi

+ Tả hoạt động chèo thuyền:

. Ở quãng nước chảy chậm / xuôi dòng: ngồi trên thuyến, chèo nhẹ nhàng, thong thả, chốc chốc mới đưa tay gạt nhẹ mái chèo.

. Ở nơi nước chảy xiết / ngược dòng: đứng ở cuối thuyền, khuỳnh chân, khom lưng, tay ghì chắc mái chèo và liên tục khua xuống mặt nước.

Kết bài:

+ Khái quát lại toàn bộ vẻ đẹp của người chèo đò: vẻ đẹp mạnh mẽ, khoẻ khoắn và khéo léo…

+ Tình cảm, ấn tượng của em về người chèo thuyền ấy: yêu mến, quý trọng…

Bài văn mẫu

Hôm chủ nhật tuần trước, em được bố mẹ cho về quê chơi. Trên đường về quê, gia đình em phải đi qua một lần đò. Hôm ấy, đò vắng khách. Cả chuyến chỉ có mỗi ba gia đình em với bác lái đò. Ngồi trên đò buồn, em hết nhìn ngắm cảnh mây, trời, non nước lại quay ra nghịch. Cuối cùng, con mắt tò mò của em dừng lại trước khuôn hình bác lái đò.

Bác người cao, đậm, nước da ngăm đen nhưng sáng bóng, Có lẽ vì phải dãi nắng dầm mưa nhiều nền dượng Hương Thư trong truyện của Võ Quảng hay bác lái đò trước mắt em đều có chung một nước da màu đồng. Các bắp tay, thớ thịt bác không nổi lền cuồn cuộn nhưng cũng hết sức rắn chắc và khoẻ. Có như vậy bác mới dễ dàng dùng chiếc sào đang ghì chặt trong tay đẩy thuyền đi.

Xem thêm:  Nêu ý nghĩa của Truyền thuyết Bánh Chưng bánh Giày để thấy được truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc

Khi thuyền đã ra khỏi bãi, bác đứng ngay đầu mũi, hai tay nắm chặt hai bánh lái, đẩy mái chèo nhịp nhàng như người ta xay gạo. Từng nhịp, từng nhịp chèo đẩy thuyền đi xa hơn. Tay chèo thuyền, mắt quan sát hướng đi nhưng miệng bác vẫn cười đùa, hỏi han, tâm sự về nghề lái đò với gia đình tôi, mà không có vẻ gì là nặng nhọc cả. Bác tâm sự: Nghề chèo đò nhìn tưởng là một công việc khá nhẹ nhàng nhưng thực ra mái chèo dưới sức cản của nước rất nặng. Nếu không phải người có kinh nghiệm thì sẽ bị quay vòng, thùyền không thể tiến hay lui được. Đến những đoạn cần quay đầu, hay chuyển hướng, phải hơi nhô người về phía trước, đảo tay chèo, hướng mũi thuyền theo phương mới thì mới được. Vừa nói, bác vừa thực hành ngay, rất nhanh và dứt khoát. Bác còn bảo: Nghề này mất sức lắm. Phải ăn thật khoẻ mới đủ sức mà cầm chèo… Nhờ nghe bác tâm sự, kể chuyện mà thời gian trôi rất mau. Loáng một cái đò đã cập bờ kia sông. Bác nhanh chóng cắm chặt sào vào lớp sỏi cạnh bờ nghe “cạch” sau đó nhảy phắt lên bờ, neo thuyền. Rồi rất lịch sự, bác đỡ em và mẹ xuống đò mà không bị ướt chút nào.

Chia tay bác lái đò, em thấy rất vui vì đã được nhìn, được biết thêm những kiến thức về nghề lái đò về những vất vả của các bác lái đò ngày đêm cần mẫn đưa khách qua sông.

Check Also

hoaphuong 20 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *