Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Phát biểu cảm nghĩ về bài Rằm Tháng Giêng của Hồ Chí Minh

Phát biểu cảm nghĩ về bài Rằm Tháng Giêng của Hồ Chí Minh

Phát biểu cảm nghĩ về bài Rằm Tháng Giêng

Bài làm

“Nguyên tiêu” – Rằm tháng giêng chính là một trong những bài thơ nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh mà Bác cũng đã viết trong 9 năm kháng chiến chống Pháp. Sau chiến dịch Việt Bắc, thu đông năm 1947, tiếp theo là sang xuân hè 1948, quân ta lại dành được chiến thắng lớn trên đường số bốn. Thực sự lúc này đây thì niềm vui thắng trận tràn ngập lớn trên tiền tuyến hậu phương. Thế rồi cũng chính trong không khí vô cùng sôi động và phấn chấn ấy thì Bác đã sáng tác ra bài thơ “Nguyên Tiêu”.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền

Ở trong đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời ở chính trên một không gian bao la. Bài thơ lúc này cũng đã nói lên được một sự cảm xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tụ đêm nguyên tiêu lịch sử.

Ngay từ ở hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời ở trong đêm nguyên tiêu. Thế rồi cũng chính trên bầu trời, hình ảnh vầng trăng vừa tròn vằng vặc. Thực sự ánh trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường và cũng chính vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Khi ánh trăng chan hòa cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình và vô cùng đẹp. Hình ảnh đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát biết bao nhiêu. Cái màu xanh lấp lánh của xuân giang đó chính là một  màu xanh ngọc bích của xuân thủy như đã tiếp nối với màu xanh thanh thiên của xuân thiên. Bác cũng đã dùng ba từ “xuân” ở chính trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ vô cùng đặc sắc làm nổi bật cái hồn của cảnh vật sông, hình ảnh nước và bầu trời cũng thật đẹp.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 6: Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên

Độc giả có thể nhận thấy được từ “Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác Hồ viết cũng chính là mùa xuân, là tuổi trẻ cũng chính là một vẻ đẹp xinh tươi. Với từ xuân này cũng lại còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, của đất trời vào xuân. Tất cả điều này đã thể hiện vẻ đẹp, thêm với đó chính là một sức sống vô cùng mãnh liệt của đất nước ta. Chính trong cảnh lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, vẫn cứ luôn luôn tiềm tàng. Có thể nói ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu ra thì những vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, thể hiện một niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động chính giữa một đêm xuân đẹp, một đêm lịch sử khi đất nước đang anh dũng kháng chiến.

Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

Phát biểu cảm nghĩ về bài Rằm Tháng Giêng

Với hai câu thơ cuối này ta đọc thấy được một hình ảnh ánh trăng ngày trước (1942-1943) dường như đã lại chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948). Hình ảnh ánh trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang bận bàn bạc việc quân. Lúc này đây thì hình ảnh ánh trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, đồng thời cũng đã báo trước những mùa trăng trong năm, và cũng lại được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, đón đợi với bao tình cảm nồng hậu. Bác cũng đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà ta như nhận thấy được Bác còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, một vị lãnh tụ đang bàn bạc việc quân để có thể lãnh đạo nhân dân kháng chiến, đồng thời cũng đã bảo vệ non sông đất nước. Với hai câu thơ “Yên ba thâm xứ đàm quân sự” Bác cũng đã sử dụng và vận dụng thất sáng tạo một chất liệu Đường thu.

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ “Cứng quá thì gãy”

Khi đã bàn bạc việc quân xong thì trời cũng đã nửa đêm. Khi đó là lúc nửa đêm với một tâm hồn sảng khoái vô cùng. Hình ảnh con thuyền của vị thống soái, thế rồi chính với con thuyền kháng chiến lúc này đây cũng đã trở thành con thuyền trăng của thi nhân dường như cứ bơi trên sông nước mênh mông, cũng đã chở đầy ánh trăng vàng thật đẹp biết bao nhiêu:

Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền

Câu nói “Nguyệt mãn thuyền” được xem chính là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó dường như làm ta nhớ đến nhưng vần thơ hoa lệ. Có thể nói hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này dường như cũng đã cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, ở chính trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.

Thông qua bài thơ “Nguyên tiêu” ta như nhận thấy được một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Hình ảnh con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền lúc đó cũng đã kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận.

Minh Minh

Check Also

7212 1494911290056 1016 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *