Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Phát biểu cảm nghĩkhi đọc truyện Ếch ngồi đáy giếng

Phát biểu cảm nghĩkhi đọc truyện Ếch ngồi đáy giếng

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

Bài làm

Đối với tất cả các bạn học sinh thì chắc hẳn ai ai cũng đều biết đến câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Dù mỗi người có một cảm nhận khác nhau về câu chuyện này, tuy nhiên đối với riêng em thì câu chuyện này lại mang một ý nghĩa rất sâu sắc và để lại cho em nhiều bài học quý báu.

Câu chuyện bắt đầu với một chú ếch ở trong một cái giếng cạn, lúc nào chú cũng dương dương tự đắc, không coi ai ra gì cả. Ở trong cái giếng cạn ấy, mọi sinh vật nhỏ bé hơn đều phải sợ chú ếch đó. Ấy thế mà ếch ta sướng lắm. Chú thường ngước mắt nhìn lên cái miệng giếng và tự đắc nghĩ: “Chắc trên ấy cũng chẳng khác gì ở trong giếng này, và trời cũng chỉ to bằng cái miệng giếng này thôi, do vậy mà chú càng dương dương tự đắc.” Dù đó chỉ là những lời chú nói ra, nhưng chú ấy vẫn hằng mong ước một ngày sẽ được đặt chân để có thể ngắm nhìn bầu trời xanh dù nó chỉ to bằng cái miệng giếng cạn. Chẳng bao lâu sau, ước mơ của chú ếch đã trở thành hiện thực. Một trận mưa lớn đã khiến cho chú được biết đến bầu trời xanh kia. Khi mới ra khỏi giếng, chú ếch không thể tin nổi những gì trong mắt mình nữa, làm sao có thể rộng lớn đến thế, chú đã từng nghĩ ra rất nhiều những khung cảnh cho bầu trời kia, nhưng than ôi, tất cả đều không phải. Cái thế giới bên ngoài kia thật bao la, rộng lớn làm sao. Nhưng trong suy nghĩ, chú vẫn luôn nghĩ mình là người mạnh nhất, giỏi nhất, nên dù mới chỉ được “xuất chiêu” một lần thì chú đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Thông qua câu chuyện này em càng hiểu được rõ hơn và rút ra được một bài học sâu sắc cho bản thân. Khi chúng ta đang bị bó hẹp, hay nói đúng hơn là khi tầm hiểu biết của chúng ta còn chưa đủ thì ta tuyệt đối không được dùng cái lý thuyết từ của mình mà mặc định rằng tất cả mọi việc đều phải giống như ta đã từng suy nghĩ. Cũng giống như chú ếch, khi ở trong miệng giếng, khi tất cả mọi người đều im lặng thì chú lầm tưởng rằng: ai ai cũng đều sợ chú và ngay cả cái thế giới bên ngoài cũng thế. Nhưng có thật vậy không, khi chú vừa ra ngoài, chỉ bằng cái tầm hiểu biết hạn hẹp của mình, kết hợp với cái thói ngông cuồng không biết nhìn mọi việc đã bị một con trâu đi ngang qua dẫm bẹp.

Nhưng hơn thế nữa, câu chuyện còn giúp cho chúng ta hiểu hơn nữa, khi chúng ta chỉ biết bắt nạt những kẻ yếu hơn chúng ta, thì đừng những kẻ chuyên đi bắt nạt đừng lầm tưởng rằng: sẽ không còn ai trên đời này có thể đánh bại được kẻ mạnh như ta. Trong cuộc đời này, con người ta sống với nhau bằng cái tình, cái nghĩa, nhưng nào có ai sống với nhau để hoạnh họe, bắt nạt nhau. Bởi những người sống như vậy sẽ thường rất cô đơn, họ chỉ cậy vào sức mạnh hơn những người khác mà bắt nạt. Những người yếu hơn mình, có thể là họ yếu về thể lực nhưng liệu ai chắc rằng họ sẽ yếu về kiến thức về tầm hiểu biết? Và cũng do chú ếch kia không có tầm hiểu biết, do chú ngay từ nhỏ đã sống trong cái giếng cạn kia nên chú nghĩ ở dưới đáy giếng khô ấy là cả một thế giới rộng lớn. Và cũng chính sự thiếu hiểu biết, cái thói ngông nghênh ấy đã khiến cho chú ếch bị con trâu đi ngang qua do không nhìn thấy mà bị dẫm bẹp.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh

Thông qua câu chuyện này, em càng hiểu sâu sắc hơn về cách sống, cách làm người. Vốn kiến thức mà ta học được không bao giờ là đủ. Ngoài kiến thức ở trường thì em vẫn phải tiếp tục trau dồi vốn kiến thức từ thực tế, từ những người xung quanh. Hơn thế nữa, chúng ta luôn phải biết yêu thương, biết san sẻ thay vì chỉ biết bắt nạt những người yếu hơn mình.

Check Also

7225 1494911290059 1017 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *