Đề bài: Viết Bài Văn Biểu Cảm Về Cây Tre
Bài làm
“Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”
Hình ảnh thân thương của những cây tre đã đi vào rất nhiều trong thơ ca Việt Nam. Bởi tre đã quá thân thuộc và gần gũi vơi con người. Đi đâu trên khắp thôn quê Việt chúng ta đều bắt gặp những lũy tre xanh bát ngát.
Tre thường mọc gần nhau theo khóm tạo thành những lũy tre xanh rì rào trong gió. Từ bao đời nay, tre mọc luôn đứng cạnh nhau chứ không hề riêng lẻ. Nó cũng giống như tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam vậy. Thân tre có nhiều đốt, gầy guộc là vậy nhưng gió thế nào cũng không thể nào quật ngã được. Dù bất cứ chỗ nào, đất có cằn cỗi bao nhiêu thì tre vẫn cứ vươn lên xanh tốt giống như tinh thần vươn lên trước mọi khó hăn thử thách trong cuộc sống của người dân lao động. Tre thường đường trồng ở bờ sông nên mỗi lần có cơn gió nhẹ thổi qua là những chiếc lá tre khô lại bay bay, xoáy tròn rồi rơi xuống mặt nước trông thật là đẹp mắt. Bên cạnh nhưng cây tre to khỏe luôn là những mầm măng non nhú lên nhọn hoắt. Rồi theo ngày tháng những chú măng nhọn ấy sẽ lớn dần thành một cây tre trưởng thành, giống như con người từ bé tới lớn vậy.
Tre gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ làng quê bởi lẽ ngay từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ đã được nghe câu chuyện cổ tích “cây tre trăm đốt” của bà, của mẹ. Rồi mỗi mỗi buổi chiều hè, trẻ con trong xóm thường rủ nhau chơi trốn tìm, nhảy dây dưới bụi tre làng. Thỉnh thoảng lũ trẻ còn hái những lá tre xanh gấp lại thành những que kem ngộ nghĩnh chơi đồ hàng.
Từ bao đời nay, tre đã có những đóng góp không nhỏ vào đời sống của con người Việt Nam. Con người sinh ra đã được nằm trong chiếc nôi làm bằng tre nứa, lắng nghe tiếng ru ầu ơ của mẹ mà lớn khôn. Tre dùng để dựng nhà – nơi tổ ấm để về – nơi che nắng che mưa của mỗi người. Tre được mọc thành lũy trải dài giúp giữ đất ngăn không cho đất lở bên sông, giữ cho đê vững chắc trong những ngày giông bão. Không những thế, nhìn quanh ta có biết bao nhiêu vật dụng làm từ tre nứa. Đó là đôi đũa tre, tủ tre hay những cái rổ cái giá. Tất cả đều làm từ loài cây thân thuộc. Tre cũng theo các chị các mẹ mỗi buổi chợ bởi ai cũng mang theo vật quen thuôc như chiếc giỏ chiếc làn tre. Những mảnh tre mềm được đan thành chiếc gàu tát nước giúp ích cho các bác nông dân. Ra các bờ mương, ta lại bắt gặp các bác đánh dậm bằng những chiếc chũm tre. Về nhà thì hình ảnh chiếc bu gà đan từ tre lại hiện diện thân thương ở góc sân vườn. Đâu đâu ta cũng thấy sự hiện diện của trẻ ở đó. Thật gần gũi như người bạn của người dân Việt. Mỗi buổi chiều mát, còn gì thích thú hơn khi các cụ già mang chiếc chõng tre ra ngồi đàm đạo, đánh cờ rồi nhấp một ngụm trà thơm. Thỉnh thoảng lại có cụ rít một hơi thuốc lào từ chiếc điếu cày làm bằng tre hay có cụ ngồi thổi một bản nhạc sáo làm từ tre trúc. Đơn giản như vậy đấy, mà tre gắn bó và mang lại cả niềm vui cho những cụ già trong làng.
Tre không chỉ mang lại bao lợi ích trong đời sống con người mà cò gắn bó máu thịt với nhân dân từ trong chiến đấu bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc. Khi đất nước có giặc đến xâm phạm, toàn dân lại dốc sức dốc lòng hăng hái tham gia kháng chiến. Khi ấy thì những chiếc gậy tre, chông tre là những vũ khí tuy thô sơ nhưng lại cực kỳ hữu ích. Quân thù dù có bom đạn, có sắt thép thì vẫn phải khuất phục dưới sự nỗ lực chiến đấu của gậy tre,chông tre. Nhà văn thép mới đã từng viết trong “Tre Việt Nam” thật chính xác sự gắn bó của tre trong cách mạng: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà xanh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lớn lên với con người Việt, gắn bó với đời sống Việt rồi lại cùng người dân Việt Nam đứng lên chống lại áp bức. Tre không khác gì một người bạn của con người và cũng là hiện thân của đức tính con người Việt Nam anh hùng, bất khuất.
Không biết từ khi nào, tre đã đi vào thơ ca một cách tự nhiên và đáng yêu vô cùng.
“Ôi hàng tre, xanh xanh Việt Nam
Bão tá mưa sa đứng thẳng hàng”
<Viếng lăng Bác – Viễn Phương>
Hay trong “Tre Việt Nam”, Nguyễn Duy có viết:
“Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”
Tre cũng đi vào những bài ca dao, dao duyên tình tứ mộc mà nhưng sâu lắng:
“Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng”
Nhưng dù tre bước vào thơ ca theo cách nào đi nữa thì cũng đều đẹp như phẩm chất con người Việt Nam vậy, rất mộc mạc giản dị mà đôn hậu.
Tre là một loài cây gắn bó sâu sắc với con người từ bao đời. Với những đóng góp không nhỏ trong cuộc sống và trong chiến đấu, cùng những tính chất luôn vươn lên xanh tốt trong mọi hoàn cảnh, tre xứng đáng là biểu tượng đẹp đất nước Việt Nam ngàn năm văn hiến. Mai này, dù cuộc sống đô thị hóa có phát triển bao nhiêu, thì cây tre Việt Nam sẽ mãi là một hình ảnh đẹp, sống mãi trong trái tim, tâm hồn mỗi con người.