Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Thuyết minh về những tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người

Thuyết minh về những tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người

Thuyết minh về những tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người

Hướng dẫn

– Bệnh nghiện thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng con người còn nặng hơn AIDS.

– Trích dẫn câu văn của Trần Hưng Đạo nêu nhận xét về cách đánh của giặc, trước khi phân tích tác hại của thuốc lá, tác giả ví ngầm thuốc lá với ai? Sự tác hại như thế nào mới là đáng sợ? Cái chết của những người hút thuốc lá có giống như “Giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” đất nước, dân tộc ta? Như vậy, lối lập luận có chặt chẽ không, có làm tăng độ cảnh báo của tác giả đối với người hút thuốc không?

– Sự thật thì đã có người nói:“Tôi /lút, tôi bị bệnh, mặc tôi!”. Đúng là quyền tự do cá nhân. Nhưng tác giả đã đáp lại như thế nào? Không khí đê thở là tài sản chung hay là tài sản riêng của người nghiện thuốc gây ra mà tác giả dã nêu có đúng ỉ à tội ác không?

– Người lớn đã đẩy con em vào con đường phạm pháp bằng cách nào? Các nước ở châu Âu đã làm gì để chống thuốc lá? Đất nước ta đã thanh toán một số bệnh hiểm nghèo như châu Âu chưa? Bây giờ nhiễm bệnh thuốc lá thì sẽ như thể nào? Kiến nghị của tác giả có xác đáng không?

I. Có câu chuyện kể lại rằng một nhà thám hiểm Tây Ban Nha đã quan sát thổ dân ở quần đảo Ăng-tin (Antilles) vùng biển Đại Tây Dương quấn một loại lá iu ỉu khô rồi đốt và hút. Nhà thám hiểm đó đã thử làm theo và cảm thấy có chút lâng lâng sảng khoái. Thế là hạt giống được đưa về Tây Ban Nha, châu Âu và rồi lan khắp thế giới, mà nơi trồng nhiều nhất là Trung Quốc, Ân Độ, Bra-xin, Nhật Bản,… Mỗi năm toàn thế giới sản xuất khoảng bốn triệu tấn thuốc lá khô.

ít ai ngờ loại cây dùng để hút chơi, làm thuốc chữa bệnh ngoài da, rắn rết và côn trùng cắn, và có thể chế thành thuốc trừ sâu lại là loài cây độc hại. Ớ Việt Nam, ông Nguyễn Khắc Viện đã lên tiếng báo động: “Ôn dịch, thuốc lá”.

II.Bài nghị luận của Nguyễn Khắc Viện có thể được chia làm ba phần, với nội dung cụ thể:

– Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS.

– Cách gây hại của thuốc lá đối với cá nhân người nghiện và đối với những người chung quanh, nhất là đối với thanh thiếu nhi.

– Thế giới chống hút thuốc lá.

Xem thêm:  Top 202 stt chửi bạn nói xấu sau lưng khiến bạn đọc trầm trồ

ở phần đầu bài của bài văn, với vốn kiến thức khái quát về y học khá rộng, Nguyễn Khắc Viện đã đề cập đến các bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh và rộng làm chết người hàng loạt, người đời thường gọi là ôn dịch như dịch hạch, dịch thổ tả, mà “nhờ tiến bộ y học, loài người hầu như đã diệt trừ được những dịch khủng khiếp ấy”.Tác giả còn đề cập đến việc “cả thế giới đang lo âu về AIDS” vì chưa tìm ra thuốc điều trị. Nhắc đến những bệnh dịch khủng khiếp đã điều chế được thuốc đặc trị hay chưa là để nhấn mạnh một dịch bệnh khác đã xuất hiện khá lâu, mọi người đều thấy, nhưng vì thiếu hiểu biết nên chưa nhận ra: “Ôn dịch, thuốc lá”! Ôn dịch,về từ Hán Việt có nghĩa là bệnh thời khí hay bệnh truyền nhiễm, nhưng còn có ý mắng nhiếc, chửi rủa trong khẩu ngữ hàng ngày. Trong tựa đề của bài văn, tác giả còn dùng dấu phẩy để tách rời ôn dịchvà thuốc lálà để nhấn mạnh cả hai nghĩa đối với thuốc lá.Điều đó thể hiện thái độ dứt khoát ghê tởm thuốc lá của ông. Tại sao thế? Bởi vì “thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS.”

Phần hai của bài văn, tác giả tập trung giải thích, chứng minh và bình luận nhằm trả lời câu hỏi: Tại sao thuốc lá lại đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của loài người còn nặng hơn cả AIDS?

Trước khi giải thích và chứng minh để trả lời câu hỏi trên, Nguyên Khắc Viện đã trích dẫn nhận xét của Trần Hưng Đạo về cách xâm lược của quân Nguyên rằng:

“Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”.

Trích dẫn danh ngôn ấy, Nguyễn Khắc Viện muôn so sánh để nhân mạnh sự đáng sợ về cách hủy hoại con người của thuốc lá. Từ ý nghĩ có tính khái quát ấy, tác giả bắt đầu giải thích và chứng minh.

Vốn là một bác sĩ học và tốt nghiệp tại Pháp, Nguyễn Khắc Viện đã vận dụng kiến thức y học để giải thích tại sao chất hắc ín có trong thuốc lá là thủ phạm gây ra bệnh ung thư, mà “trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá”.

Tác giả còn cho người đọc biết trong thuốc lá còn có chất ô-xít cac-bon, “chất này thấm vào máu, bám chặt các hồng cầu không cho chúng tiếp cận ô-xi nữa”.Hồng huyết cầu không được tiếp cận ô-xi thì sẽ không tái sinh. Điều này ảnh hưởng tiêu cực nặng nề đến năng lực làm việc của mỗi người vì sức khỏe ngày một yếu dần đi theo lối “tằm ăn dâu”. Trong thuốc lá còn có chất ni-cô-tin. Đây là một chất gây nghiện cực độc. Khi đã nghiện người hút thuốc lá vẫn sống dai dẳng, sức khỏe bị hao mòn dần như kiểu “tằm ăn dâu” khiến ảnh hưởng đến sức lao động và tốn tiền mua thuốc lá. Lượng ni-cô-tin nhiều gây nên những bệnh cực kỳ nguy hiểm như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. Để chứng minh những bệnh nguy hại ấy do thuốc lá gây ra, tác giả đã nêu những điều mà ông chứng kiến khi hành nghề ở nhiều bệnh nhân khác nhau. “Có thấy một bệnh nhân bị tắc động mạch chân lên những cơn đau như thể nào, rồi phải

Xem thêm:  Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc Lược Ngà

cắt dần từng ngón chân.đến cả bàn chân; có thấy những người 40-50 tuổi đã chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim; có thấy những khối ung thư ghê tởm mới nhận ra tác hại ghê tởm của thuốc lá”.Những hình ảnh ấy đã chứng minh cái đáng sợ của những bệnh do thuốc lá gây ra. Đưa những hình ảnh ghê rợn này vào bài viết để nhấn mạnh thêm về sự đáng sợ ấy với hy vọng người chưa biết hút thuốc lá hãy tránh xa nó, còn người đã lỡ hút thì hãy tìm cách từ bỏ nó để cứu vòm họng, hai lá phổi, hồng cầu, các động mạch trong chính cơ thể mình. Nhờ vậy mà sức khỏe tốt dần lên, môi trường trong lành hơn.

Người hút thuốc thường bảo: “7ÌÔỈ hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!”.Đúng đó là quyền tự do cá nhân mà luật pháp chưa cấm đoán, nhưng có quyền ra quy định hạn chế do có liên quan đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Không khí để thở là tài sản chung. Hút thuốc nơi công cộng “thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc”, nghĩa là người hút thuốc đã phạm vào tài sản chung ấy. Để chứng minh cho lập luận sắc bén ấy bằng một loạt người bị nhiễm độc vì sông chung với người hút thuốc lá như vợ con, người làm cùng phòng. Tác giả còn cố đánh thức lương tri của mọi người bằng lời văn gây cảm xúc: “Tội nghiệp thay những cái thai còn nằm trong bụng mẹ, chỉ vì có người hút thuốc ngồi cạnh mẹ mà thai bị nhiễm độc, rồi mẹ đẻ non, con sinh ra đã suy yếu”.

Người nghĩ đến gia đình, vợ con ắt hẳn sẽ không hút thuốc bên cạnh người vợ đang mang thai sau khi đọc câu văn vừa thắm thiết tình người vừa chỉ rõ hậu quả của sự nhiễm độc khói thuốc lá ấy.

Xem thêm:  Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim

Đoạn cuối phần hai của bài văn, tác giả tập trung nêu gương xấu của người lớn hút thuốc đối với thiếu niên. Ông nêu ra tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá ởcác thành phố lớn Âu-Mĩ ngang bằng với nước ta, nhưng để có tiền mua một bao thuốc lá 555 cho đứng kẻ sành điệu là cả một vấn đề. Với thanh thiếu niên Âu-Mĩ thì đó chỉ là khoản tiền nhỏ, còn với thiếu niên Việt Nam, nếu muôn có thì “c/ĩỉ có một cách là trộm cắp”.Ngạn ngữ phương Tây có câu “trộm cắp một quả trứng, (có thể) trộm cắp một con bò (sau này)”.Thông thường là trộm cắp của người trong nhà, lúc đầu lấy ít thôi (quả trứng), nhưng càng về sau thì tài sản trộm cắp càng lớn (con bò). Khi không thể trộm cắp trong nhà nữa thì trộm cắp bên ngoài để thỏa mãn việc hút thuốc lá, uống một cốc bia, rồi đến với ma tuý. Và tác giả quy tội: “Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm cử chỉ cho một biểu tượng quý trọng, chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp”.

Phần cuối của bài văn, tác giả bàn về việc chống hút thuốc ở châu Âu bằng những quy định: cấm hút thuốc lá nơi công cộng, phạt nặng những ai vi phạm và tái phạm, cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện truyền thông, tuyên truyền rộng khắp những tác hại do thuốc lá gây ra để đạt được mục đích “Mộ/ châu Ấu không còn thuốc lá”.Từ thực tế của các nước phát triển ở châu Âu, tác giả đã so sánh với thực trạng nhiều bệnh tật do vi trùng, ký sinh trùng gây ra nhưng chưa thanh toán được ở nước ta, “lại ôm thêm ôn dịch thuốc lá”để cất lời kêu gọi: “Đã à ứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này”.

Với lời văn bình dị, lập luận bằng phép nhân quả, so sánh đối chiếu theo một trật tự hợp lý, Nguyễn Khắc Viện đã giúp người đọc nhận ra thuốc lá là tác nhân chính của một số bệnh nguy hiểm chết người. Nó còn nguy hiểm hơn các bệnh ôn dịch khác do có chất gây nghiện đẩy dần thanh thiếu niên vào con đường phạm pháp, gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sông gia đình và xã hội. Biết vậy nhưng thuốc lá vẫn tồn tại với lời cảnh báo trên bao bì. Và chờ một quyết tâm cao hơn, biện pháp triệt để hơn trong việc phòng chống ôn dịch này.

Theo Baivanhay.com

Check Also

1e2e7fa24ea378d32ed0630dc6f80716 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *