Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Soạn Bài Ý Nghĩa Văn Chương Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2

Soạn Bài Ý Nghĩa Văn Chương Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2

Đề bài: Soạn Bài Ý Nghĩa Văn Chương Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2

Bài làm

Câu 1:

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương theo Hoài Thanh:

– Nói cốt yếu tức là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là nói tất cả. Vậy theo Hoài Thanh: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

– Sở dĩ Hoài Thanh có quan niệm như vậy là vì về văn chương vẫn có những quan niệm khác. Ví dụ: “Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người“. Các quan niệm tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau, lại có thể bổ sung cho nhau.

Câu 2:

Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”.

– Hoài Thanh Quan niệm văn chương có hai nhiệm vụ: “hình dung cuộc sống”“sáng tạo ra sự sống”.

– Nói nhiệm vụ “hình dung cuộc sống” có nghĩa là văn chương có khả năng phản ánh cuộc sống với muôn hình vạn trạng. Qua các tác phẩm văn chương, cuộc sống đời thường bước vào trong trang văn với đầy đủ những cung bậc cảm xúc, những sáng tạo tình tiết, những hình tượng nhân vật với các tính cách và số phận đặc trưng. Tác phẩm văn chương là cuộc sống được tái hiện, phản ánh qua cái nhìn của nhà văn, qua cảm nhận và đánh giá riêng của người nghệ sĩ, qua hư cấu, sáng tạo của nhà văn, qua lý tưởng thẩm mĩ của người viết. Vì vậy, tác phẩm văn chương mang nặng cảm quan cảm thụ của người sáng tạo ra nó.

Xem thêm:  Phân tích bài ca dao Tháng chạp là tháng trồng khoai

Ví dụ: Đời sống khổ cực của nhân dân ta trước cách mạng tháng Tám năm 1945 với những tác phẩm Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ,…

– Với nhiệm vụ “sáng tạo ra sự sống” có nghĩa là nói đến khả năng điển hình hóa cao độ của văn chương. Nghĩa là “nhà văn sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những sự vật khác mà nó chưa có trong thực tế để gọi nó vào thực tế”.

Ví dụ: Nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân vật ông bụt, ông tiên trong các truyện cổ tích,…

Câu 3:

Theo Hoài Thanh, văn chương có công dụng:

– Giúp ta có tình cảm, gợi lòng vị tha bởi nguồn gốc của văn chương đều xuất phát từ tình cảm và lòng vị tha. Qua những hình tượng đẹp, gợi cảm. văn chương khơi gợi những hình tình cảm cao đẹp, tác động đến thế giới tinh thần của con người, giúp con người phân biệt, nhận thức được cái tốt, cái xấu, từ đó sống đẹp, cao thượng và giàu lòng vị tha hơn. Đó chính là sức mạnh tác động của văn chương đối với nhân cách con người.

– Văn chương còn có tác dụng đánh thức, khơi gợi những xúc cảm cao đẹp mà bấy lâu nay hoặc chưa xuất hiện ở con người, hoặc bị ngủ quyên: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Nhờ có văn chương mà cuộc sống có ý nghĩa hơn, phong cảnh núi non, hoa cỏ, chim muông trở nên đẹp đẽ, xinh tươi; đời sống nội tâm của con người trở nên phong phú.

Xem thêm:  Top 69 bài thơ chúc cuối tuần vui vẻ, hài hước bạn đọc yêu thích

Câu 4:

a. Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận văn chương, vì nội dung bàn đến là ý nghĩa, công dụng của văn chương.

b. Bài văn có nét đặc sắc về nghệ thuật là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. Ví dụ đoạn mở đầu, hay đoạn nói về mãnh lực của văn chương.

Check Also

nu sinhg do guc hinh 3 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *