Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Soạn Bài Tìm Hiểu Chung Về Văn Biểu Cảm

Soạn Bài Tìm Hiểu Chung Về Văn Biểu Cảm

Đề bài: Soạn Bài Tìm Hiểu Chung Về Văn Biểu Cảm

Bài Làm

I. NHU CẦU BIỂU CẢM VÀ VĂN BIỂU CẢM

1. Nhu cầu biểu cảm của con người

a) Câu ca dao thổ lộ tình cảm, cảm xúc:

– Bài 1: Sự đồng cảm, thương xót cho con cuốc cứ kêu hoài, kêu mãi mà người đời vẫn không nghe, không chú ý.(không có lẽ công bằng soi tỏ)

– Bài 2: Niềm rạo rực phơi phới của người con gái trước cánh đồng lúa và tuổi xuân của mình.

b) Người ta thổ lộ tình cảm đểmong được chia sẻ được sự đồng cảm. Khi vui mà được chia sẻ thì niềm vui sẻ nhân lên, khi buồn mà được chia sẻ thì nỗi buồn sẽ vơi bớt đi.

c)Người ta có nhu cầu biểu cảm khi có những tình cảm đẹp chất chứa muốn biểu hiện, thổ lộ cho người khác biết.

d) Thư gửi cho người thân bạn bè là nơi bộc lộ tình cảm nhiều nhất, bởi vì thư là thể hiện nhu cầu biểu hiện tình cảm.

2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm

a)

– Đoạn văn 1 và 2 biểu đạt nội dung:

  • Đoạn 1 là nỗi nhớ của người viết và những kỷ niệm giữa 2 người.
  • Đoạn 2 là tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.

– So với nội dung của đoạn văn bản tự sự và miêu tả thì nội dung 2 đoạn văn trên có điểm khác: Cả hai đoạn đều không kể một chuyện gì hoàn chỉnh, mặc dù có gợi lại những kỉ niệm. Đặc biệt là đoạn 2 tác giả sử dụng biện pháp miêu tả, từ miêu tả mà liên tưởng, gợi ra những cảm xúc sâu sắc. Văn biểu cảm khác xa văn tự sự và miêu tả thông thường.

Xem thêm:  Soạn bài Người công dân số một (VNEN)

b) Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác…). Nhân văn: Lòng yêu thượng, ưu ái đối với con người, hướng văn học nghệ thuật vào sự sáng tạo và ca ngợi cái đẹp trần thế, lành mạnh, tự nhiên đề cao những khát vọng cao đẹp và niềm tin vào sức mạnh toàn năng của con người.

c) Muốn biểu cảm được thì người viết phải biết sử dụng những cách thức cụ thể. Đó là lối bộc bạch trực tiếp tình cảm như trong đoạn văn (1); thông qua miêu tả như trong đoạn văn (2). Như vậy, bên cạnh các từ ngữ trực tiếp bộc lộ tình cảm như thương nhớ ơi, mới ngày nào … thế mà, xiết bao mong nhớ,… còn là những kỉ niệm, các hình ảnh gợi liên tưởng như giọng hát dân ca trong đêm, cánh cò, con đường làng,… cũng thể hiện sâu sắc những cung bậc cảm xúc, lay động lòng người,…

III. LUYỆN TẬP

Bài tập 1:

– Đoạn a: Không phải là đoạn văn biểu cảm vì chỉ nêu đặc điểm, hình dáng, công dụng của cây hải đường. Đây là 1 đoạn văn thuyết minh

– Đoạn b: là đoạn văn biểu cảm vì nó chứa những yếu tố biểu cảm

+ Kể chuyện: ‘từ cổng vào lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường

Xem thêm:  Tả mẹ em đang nấu cơm lớp 5

+ Miêu tả: Màu đỏ thắm, lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên

+ So sánh: Trông dân dã như cây chè đất đỏ…

+ Liên tưởng: bỗng nhớ năm xưa, lần đầu tiên từ …

=> Cảm xúc: người viết cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ của cây hoa hải đường làm xao xuyến lòng người. Đoạn văn là văn biểu cảm vì có thể khơi gọi cảm xúc, đánh giá về loài hoa; lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh.

Bài tập 2: Nội dung biểu cảm trong hai bài thơ Sông núi nước Nam Phò giá về kinh:

– Bài Sông núi nước Nam: Tự hào về nền độc lập, tự chủ và ý chí, quyêt tâm bảo vệ tổ quốc.

– Bài Phò giá về kinh: Ca ngợi, tự hào trước chiến thắng lẫy lừng của dân tộc, khát vọng xây dựng đất nước, niềm tin đất nước vững bền

Bài tập 3: Một số bài văn biểu cảm hay:Mẹ tôi (A-mi-xi), Những câu hát về tình cảm gia đình (Ca dao – dân ca), Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua), Lượm (Tố Hữu).

Bài tập 4: Sưu tầm và chép ra một số đoạn văn xuôi biểu cảm.

“Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà siêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi … Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước nước ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?).”

(Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam)

Check Also

52043129 09 1024x682 1 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *