Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 8 / Soạn Bài Quê Hương Ngữ Văn 8 Tập 2 Của Tế Hanh

Soạn Bài Quê Hương Ngữ Văn 8 Tập 2 Của Tế Hanh

Đề bài: Soạn Bài Quê Hương Ngữ Văn 8 Tập 2 Của Tế Hanh

Bài làm

Câu 1:

a. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi (Từ câu 3 đến câu 8)

– Thuyền chài ra khơi trong một không gian đẹp, trời yên biển lặng (trời trong ánh hồng, gió nhẹ) vào một buổi sáng sớm tuyệt đẹp (sớm mai hồng). Không và thời gian tươi đẹp đó báo hiệu chuyến ra khơi bình yên, tốt đẹp.

– Bằng lối so sánh (Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã) và một loạt các động từ mạnh (hăng, phăng, vượt) Tế Hanh đã vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh một con thuyền thật ấn tượng với khí thế dũng mãnh, hùng tráng; toát lên một sức sống mạnh mẽ; vẻ đẹp phi thường.

– Cảnh đoàn thuyền ra khơi trở nên đẹp hơn, lãng mạn hơn với hình ảnh cánh buồn được so sánh như mảnh hồn làng.

b. Cảnh đón thuyền cá về bến (8 câu tiếp theo)

– Người dân chài vui mừng chào đón đoàn thuyền ra khơi đánh cá trở về trong một không khí vui tươi, nhộn nhịp, trong sự chào đón nồng nhiệt của bà con lối xóm. Bốn câu thơ đầu là một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống, toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá, từ những con cái tươi ngon thân bạc trắng thật là thích mắt.

Xem thêm:  Phân Tich Truyện Cổ Tích Em Bé Thông Minh

– Sau những ngày ra khơi vất vả, mệt nhọc, đoàn thuyền trở về nghỉ ngơi trên bến đỗ:

“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

Bằng biện pháp nhân hóa, con thuyền vô tri, vô giác trở nên là một cá thể có hồn. Nó biết mệt mỏi, biết nghỉ ngơi và biết cảm nhận những dòng nước biển mặn mòi đang thấm dần vào da thịt nó. Con thuyền trở nên có hồn, một tâm hồn tinh tế.

c. Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài trong hai cảnh đoàn thuyền ra khơi và trở về:

Hình ảnh người dân chài: dân trai tráng, làn da ngăm rám rắng, cả thân hình nồng thở vị xa xăm. Tế Hanh miêu tả người dân chài vừa tả thực, vừa lãng mạn. Họ là những chàng thanh niên khỏe mạnh, cường tráng, yêu lao động, hăng say lao động và mang về những thành quả đáng quý. Thân hình nhuộm nắng, nhuộm gió biển khơi trở nên đẹp, khỏe khoắn, đầy sức sống và còn nhuốm vị mặn mòi của biển cả trở nên lãng mạn, phi thường. Hình ảnh người dân chài là bức tượng đài đẹp đẽ về người lao động chân chính.

Cuộc sống làng chài: Đó là một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống.

Câu 2: Phân tích các câu thơ:

– Tế Hanh đã khắc họa được hình ảnh quê hương mình và ngừoi dân chài rất gợi cảm thông qua thủ pháp so sánh độc đáo:

Xem thêm:  Em hãy tả cái võng

“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

Cánh buồn giương được so sánh như mảnh hồn làng. Một sự vật cụ thể, hữu hình được so sánh với cái trừu tượng vô hình. Con thuyền ra khơi, mà cánh buồn chính là vật dẫn đường, chỉ lối. Nó thâu góp vào trong mình tất cả những gió giật, giông bão để con thuyền luôn được bình an trở về. Đó cũng chính là tình cảm của làng quê, của những người mẹ, người vợ, người con nơi quê nhà dành cho con thuyền. Cánh buồm trở thành biểu tượng, linh hồn của quê hương làng chài.

– Tác giả còn sử dụng lối nói ẩn dụ để tăng hiệu quả diễn đạt của bài thơ:

“Dân chài lưới làn da ngăm rám rắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”

Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Cảm nhận bằng xúc giác (vị) vốn được cảm nhận bằng thị giác (thân hình) làm cho hình ảnh người dân chài lưới trở nên đẹp, lãng mạn.

Câu 3:

Khi xa quê, Tế Hanh luôn nhớ về quê hương. Tác giả nhớ: màu nước xanh, cá bạc, buồm vôi, con thuyền, và đặc biệt nhất là mùi nồng mặn của biển khơi. Tình cảm của nhà thơ dành cho cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông thật chân thành, tha thiết, xúc động. Với tình cảm đặc biệt đó, ông đã cảm nhận được hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương, cảm nhận được chất thơ trong đời sống lao động hàng ngày của người dân. Quê hương vì vậy không buồn bã, hiu hắt mà trở nên tươi sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở nồng ấm của lao động, của sự sống.

Xem thêm:  [Văn 8] Kể về một việc tốt em đã làm khiến bố mẹ vui lòng – bài viết số 2

Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

– Sáng tạo hình ảnh thơ: Có những hình ảnh miêu tả chân xác, không tô vẽ đến từng chi tiết (khổ 1, hai câu đầu khổ 2, khổ 3, hai câu giữa khổ cuối); nhưng lại có những hình ảnh bay bổng, lãng mạn, rất có hồn như hình ảnh cánh buồm, người dân chài,…

– Biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ

– Giọng thơ chân thành, da diết, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm

– Hàng loạt động từ mạnh.

– Miêu tả kết hợp nhuần nhuyễn với biểu cảm, qua đó nhằm mục đích biểu cảm. Vì vậy phương thức biểu đạt của bài thơ là biểu cảm.

Check Also

7212 1494911290056 1016 310x165 - Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Biểu cảm về cây tre Việt Nam Bài làm Cây tre là biểu tượng của …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *