Soạn bài Làng của Kim Lân là một trong những tác phẩm khá hay và vô cùng đặc sắc trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Thông qua bài học ta thấy được tình yêu thương quê hương của nhân vật ông Hai. Để có thể học được tốt bài này các em cũng cần nên học bài và soạn bài chi tiết.
Soạn bài Làng của nhà văn Kim Lân
Bài làm
Tóm tắt tác phẩm
Ông Hai được biết đến chính là người nông dân yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình, đi đến đâu ông cũng tự hào về làng lắm. Thế nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải đi tản cư. Thế rồi vào một hôm nghe ngóng được tin làng Dầu của mình theo Tây. Thực sự đây chính là cái tin dữ bất ngờ, ông Hai lúc này đây cũng lại luôn luôn xúc động nghẹn lời rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về mà thôi. Khi đi về nhà, ông nằm vật ra và buồn lắm, ai ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Thế rồi ông cũng suy nghĩ rất rạch ròi đó là làng thì yêu thật, thế nhưng làng mà theo Tây thì phải thù. Khi tin làng Chợ Dầu được đính chính thì ông Hai như vui vẻ trở lại thật vui và ông lại đi khoe về làng của ông bằng niềm tự hào.
Bố cục của truyện ngắn “Làng”
– Phần 1 (từ đầu …vui quá!): Nhân vật ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
– Phần 2 (tiếp cho đến… đi đôi phần): Nói về tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
– Phần 3 (còn lại): Ở đây nói đến tâm trạng của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính rất vui.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
Tình huống truyện được tác giả miêu tả ở đây: Nhân vật ông Hai, một người dân làng Chợ Dầu cũng rất yêu và tự hào về làng, có thể nhận thấy cũng chính vì chiến tranh mà phải đi tản cư, thế rồi khi ông nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc từ chính những người tản cư đi qua thì tâm trạng ông thay đổi.
Câu 2 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng minh theo giặc đến kết thúc truyện. Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tâm trạng ấy của nhân vật đã được biểu hiện như thế nào?
– Nhà văn Kim Lân cũng đã nêu được những diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đó chính là:
+ Từ khi nghe tin xấu này thì ông sững sờ cảm nhận thấy vô cùng xấu hổ, uất ức. Thế rồi cũng chính cái mặt cúi gằm xuống đất. Ông Hai lúc này đây cũng cứ luôn đau đớn, thế rồi cả những lời nguyền rủa bọn phản bội, mấy ngày không dám đi đâu cả. Ông Hai đã đưa ra được một quyết định đó là đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến.
+ Khi ông Hai nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc trong lòng ông dường như cũng vô cùng sung sướng.
– Nhân vật ông Hai dường như vô cùng đau đớn, tủi hổ khi nghe làng theo giặc vì ông cũng rất yêu và tự hào về làng mình. Ông Hai càng yêu, hãnh diện thì cũng lại càng tự hào về làng bao nhiêu thì lại càng thấy đau đớn, cũng như nhận thấy được một sự tủi hổ bấy nhiêu.
– Ta cũng nhận thấy được chính tâm trạng của ông Hai được biểu hiện rõ ràng đó chính là ăn không ngon, ngủ không yên. Ở nhân vật ông Hai dường như lúc nào cũng bất ổn trong nỗi tủi nhục lắm. Ông Hai lúc này đây cũng đã lại phải tuyệt giao với tất cả mọi người vì xấu hổ.
Soạn bài Làng của nhà văn Kim Lân
Câu 3 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Em hãy đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út (“Ồng lão ôm thằng con út lên lòng… cùng vợi đi được đôi phần”). Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua nhừng lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gi về tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến? Tinh yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?
– Nhân vật ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ của ông thì thực chất là tự giãi bày nỗi lòng mình mà thôi
– Thông qua lời trò chuyện, ta thấy được rằng:
+ Chính tình yêu làng của ông Hai vô cùng sâu nặng và tha thiết đến chân thành
+ Thêm vào đó thì chính tình yêu đất nước, thế rồi cũng chính tấm lòng chung thủy của ông với kháng chiến, với cụ Hồ kính yêu của dân tộc ta nữa.
– Không những thế ta còn cảm nhận được chính tình yêu làng quê cũng được hòa quyện với tình yêu đất nước, hòa quyện vào với kháng chiến, với cụ Hồ.
Câu 4 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Nhận xét về nghệ thuật miêu lả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.
– Ta nhận thấy được chính nghệ thuật miêu tả tâm lí cũng vô cùng chân thực, sâu sắc, sinh động
– Kim Lân sử dụng ngôn ngữ nhân vật độc đáo từ khẩu ngữ, tự nhiên, gần gũi với đời sống con người.
Luyện tập
Câu 1 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Chọn phân tích một doạn miêu tả tâm lí nhiìn vật ông Hai trong truyện. Trong doạn văn ấy, tác giả đã sử dụng những biện pháp nào dể miêu tả tâm lí nhân vật?
– Cần phải phân tích đoạn văn sau “Ông lão náo nức…đi đôi phần”
– Kim Lân cũng đã sử dụng biện pháp miêu tả tâm lí nhân vật: Chính thứ ngôn ngữ nhân vật và nghệ thuật kể chuyện đặc sắc biết bao nhiêu. Thêm vào với đó thì cũng chính là lời trần thuật và lời nhân vật có sự thông nhất và hay nhất. Có thể nói rằng cũng chính cách kể chuyện linh hoạt, tự nhiên, lại còn gần gũi đời sống hằng ngày.
Câu 2 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Em có nhớ truyện ngắn hay hài thơ nào cùng viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy
– Ta nhận thấy được chính bài thơ viết về tình cảm quê hương đất nước: Quê hương (Tế Hanh)
Làng tôi vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
– Chúng ta có thể nhận thấy được chính nét riêng của truyện Làng vô cùng độc đáo. Nếu như nhà thơ Tế Hanh dường như cũng đã miêu tả cảnh quê hương qua nỗi nhớ, còn đối với tác phẩm Làng lại thiên về sự việc, thiên về diễn biến tâm trạng nhân vật.
Làng thực sự là một tác phẩm hay và độc đáo của nhà văn Kim Lân. Với tác phẩm này cũng đã nói lên được phong cách truyện ngắn độc đáo của Kim Lân. Hi vọng với bài soạn độc đáo này giúp cho các em có thêm được kiến thức bổ ích nhất.
Chúc các em học tốt!
Minh Minh
Sau đây là một số bài soạn có trong chương trình văn 9, các em có thể tham khảo thêm:
Soạn bài Đoàn Thuyền Đánh Cá
Soạn bài Những Ngôi Sao Xa Xôi
Soạn bài Đồng Chí
Soạn bài Chị Em Thúy Kiều
Soạn bài Bàn Về Đọc Sách