Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

“Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du quả thực là một kiệt tác văn học của dân ta mà chưa có một tác phẩm nào lại có thể đạt đến đỉnh cao như vậy. Mỗi câu thơ cũng như chất chứa biết bao tình cảm của tác giả và nói về cuộc đời nổi trôi của nàng Kiều trong 15 năm lưu lạc. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm trong chương trình học Ngữ văn 9 được đánh giá là một trong những đoạn trích hay nhất khi nói về nỗi nhớ nhà, nhớ người yêu và tâm trạng buồn lo cho chính bản thân mình.

Để giúp cho các em học sinh chuẩn bị kiến thức được học tốt hơn thì Giải văn sẽ biên soạn và hướng dẫn cho các em soạn bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích” sao cho tốt nhất trong bài hôm nay nhé!

Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Bài làm

Bố cục của bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

– 6 câu đầu: Miêu tả được khung cảnh bi kịch của nội tâm.

– 8 câu tiếp theo: Diễn tả được nỗi nhớ người thân.

– 8 câu cuối: Nguyễn Du cũng đã miêu tả chân thực tâm trạng buồn lo của Kiều.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Em hãy tìm hiểu cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu

Cảnh thiên nhiên có ởtrong 6 câu thơ đầu của đoạn trích:

– Xét về không gian: Không gian được vẽ ra thật mênh mông, hoang vắng, cô đơn, bốn bề bao la bát ngát. Ở đó có các cồn cát im lìm, dãy núi nhấp nhô, ánh trăng làm bầu bạn mà thôi.

– Xét về mặt thời gian: Thời gian từ sáng sớm đến đêm khuya, sự quay vòng của thời gian tuyến tính và vô cùng tẻ nhạt.

– Lúc này đây thì nàng Kiều đang bị giam lỏng, cô đơn, nàng cũng lại bị mất tự do ngay chính nơi hữu tình thơ mộng mà hoang vắng đến cô lieu.

Xem thêm:  Thuyết minh về Ao Giời – Suối Tiên

Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều.

a.Trong cảnh ngộ của mình nàng nhớ tới những ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nỗi nhớ có hợp lí không?

b. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Em hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả để làm sáng tỏ điều đó.

c. Em có nhận xét gì về tấm lòng của Thuỷ Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?

a. Có thể thấy chính trong cảnh giam lỏng, nàng nhớ tới Kim Trọng, thế rồi nàng lại nhớ về cha mẹ. Nỗi nhớ này cũng khá hợp tình và hợp lý khi vì Kiều mới gặp cha mẹ trước lúc xa cách rồi còn nàng nhớ nhung chàng Kim bởi đã lâu không gặp. Hơn nữa ngay cả Kim Trọng thì chàng chưa biết tin gì về gia biến nhà Kiều cả cho nên Kiều đau đớn, day dứt không giữ được lời thề. Nỗi nhớ đó cứ khắc khoải trong lòng Kiều mãi.

b. Về phần nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh trong đoạn trích thì ta nhận thấy được có rất nhiều hình ảnh ước lệ chén đồng, hay hình ảnh tin sương, tấm son, quạt nồng ấp lạnh, sân lai, gốc tử…, tất cả những từ ngữ thể hiện được tâm trạng đớn đau, một tâm trạng vô cùng day dứt với Kim Trọng, nỗi xót xa và vô cùng lo lắng cho cha mẹ.

c. Nhân vật Thúy Kiều được biết đến chính là một người tình chung thủy, người con hiếu thảo nhất với cha mẹ. Ở nàng cũng đã lại có tâm hồn cao đẹp, luôn luôn nghĩ cho người khác dù mình đang cảnh mất tự do, cô đơn đến tuyệt vọng.

Câu 3 (trang 96 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng

а. Cảnh là thực hay hư? Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?

b. Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong tám câu thơ cuối? Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?

a. Cảnh vật ở đây cứ như là hư, và đây chính là tâm trạng chứ không phải cảnh thực. Người ta cũng cảm nhận thấy được cảnh có nét riêng đồng thời lại có nét chung diễn tả tâm trạng của Kiều lúc ở lầu Ngưng Bích này.

– Nhìn xa xa nàng Kiều nhận thấy được hình ảnh cánh buồm nhỏ xa xăm vô định như cuộc đời nàng giữa biển đời vô hướng không biết trôi dạt đi đâu cả.

– Cánh hoa đẹp là vậy thế nhưng cũng bị vùi dập như số kiếp trôi nổi của nàng.

– Nội cỏ rầu rầu: Điều này như gợi nhắc một màu đơn điệu như màu sắc cuộc đời nàng tẻ nhạt.

– Hình ảnh gió cuốn, sóng ầm ầm thì đây cũng chính là dông bể cuộc đời, một nỗi bàng hoàng lo sợ của nàng Kiều.

b. Cách dùng điệp ngữ được sử dụng trong bài:

Người đọc cũng có thể nhận thấy được điệp ngữ “Buồn trông” dường như cũng đã được lặp đi, lặp lại bốn lần đặt ở đầu mỗi câu lục. Không dừng lại ở đó thì đôi mắt buồn nhìn và bao trùm lên hết thảy cảnh vật mới thật đẹp nhưng chất chứa biết bao nhiêu tình cảm. Nguyễn Du thật tài tình biết bao nhiêu khi ông cũng biết đến để kết hợp không gian xa đến gần, thu vào tâm tư người con gái nỗi cô đơn, sầu nhớ, bao nhiêu đau đớn và lo sợ.

Xem thêm:  Dàn ý phân tích đoạn trích hồi bốn kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng

Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Luyện tập

Câu 1: Trong SGK trang 96, Ngữ Văn 9 Tập 1 Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu thơ cuối

Nhà thơ Nguyễn Du cũng thật tài tình khi ông nói được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để (ngụ) để có thể gửi gắm tâm trạng. Người đọc nhận thấy được cảnh không đơn thuần chỉ là cảnh mà còn chính là tâm trạng con người. Khi tác giả cũng đã lấy cảnh làm phương tiện thể hiện tâm trạng cho con người thì thật sâu sắc:

Dễ dàng có thể nhận thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu cuối:

+ Cánh buồm nhỏ xa xăm như cứ vô định như cuộc đời nàng giữa biển đời vô hướng nổi trôi như số phận Kiều vậy.

+ Cánh hoa lại bị vùi dập như muốn nói đến số kiếp bấp bênh của nàng.

+ Nội cỏ rầu rầu dường như thể hiện một màu đơn điệu như màu sắc cuộc đời nàng tẻ nhạt đến buồn chán.

+ Gió cuốn, sóng ầm ầm được xem là ngầm chỉ chính là dông bể cuộc đời, một nỗi bàng hoàng lo sợ.

“Kiều ở lầu Ngưng Bích” chính là một đoạn trích hay nói về tâm trạng đến bẽ bàng, xót xa của nàng Kiều. Bài soạn cũng đã hệ thống hóa kiến thức cho các em học sinh có thể dễ dàng theo dõi, nắm bắt. Thông qua đó có thể học bài tốt hơn.

Chúc các em học tập hiệu quả và đạt được kết quả cao nhất nhé!

Minh Nguyệt

Sau đây là một số bài soạn có trong chương trình văn 9, các em có thể tham khảo thêm:

Soạn bài Xưng hô trong hội thoại

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương

Từ khóa từ Google:

  • cau 2 sgk ngu van 9 tap 1 trang 95

Check Also

nu sinh dak lak xin1115 040129 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *