Soạn bài kiểm tra thơ và truyện hiện đại lớp 9
Hướng dẫn
Soạn bài kiểm tra thơ và truyện hiện đại
I.Thơ
1.Yêu cầu.
–Thuộc tơ
–Nắm được bút pháp xây dựng hình ảnh trong thơ.
–Nội dung bài thơ.
2.Các bài thơ.
a.Tác phẩm: Đồng chí.
–Tác giả: Chính Hữu (Trần Đình Đắc) sinh năm 1926, tại Nghệ An.
–Năm sáng tác: 1948.
–Nội dung chính: Vẻ đẹp chân thực, giản dị của người lính cách mạng và tình đồng chí đồng đội của họ.
–Nghệ thuật: Xây dựng hình tượng người lính cách mạng và tình đồng chí đồng đội của họ vượt qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giầu sức biểu cảm.
b.Tác phẩm: Đoàn thuyền đánh cá:
–Tác giả: Huy Cận (Cù Huy Cận) (1919 – 2005), tại Hà Tĩnh.
–Năm sáng tác: 1958.
–Nội dung chính: Cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả.
–Nghệ thuật:
+ Sáng tạo trong xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo.
+ Âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng lạc quan.
c.Tác phẩm: Bếp lửa.
–Tác giả: Bằng Việt (Nguyễn Việt Bằng) sinh năm 1941, tại Hà Tây.
–Năm sáng tác: 1963.
–Nội dung chính: Bài thơ gợi lại những xúc động về tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà, với gia đình, quê hương đất nước.
–Nghệ thuật:
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
+ Sáng tạo hình ảnh bếp lửa, gắn với hình ảnh người bà làm điểm tựa khơi gợi kỷ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
d.Tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
–Tác giả: Phạm Tiến Duật, sinh năm 1941 tại Phú Thọ.
–Năm sáng tác: 1969.
–Nội dung chính: Bài thơ sáng tạo hình ảnh những chiếc xe không có kính qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm, vui nhộn lạc quan. Có ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
–Nghệ thuật:
+ Sự sáng tạo hình ảnh độc đáo những chiếc xe không có kính.
+ Dựa vào bài thơ chất liệu thực của cuộc sống ở chiến trường, ngôn ngữ giong điệu giàu tính.
a.Tác phẩm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
–Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm, sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế.
–Năm sáng tác: 1971.
–Nội dung chính: Tình yêu thương con gắn liền với tình yêu đất nước, tinh thần chiến đấu của người mẹ Tà Ôi (Miền Tây Thừa Thiên).
–Nghệ thuật:
+ Giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào.
+ Bố cục đặc sắc.
b.Ánh trăng.
–Tác giả: Nguyễn Duy (Nguyễn Duy Nhuệ), sinh năm 1948 tại Thanh Hóa.
–Năm sáng tác: 1978.
–Nội dung chính: Bài thơ là lời tự nhắc nhơ của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị hiền hậu. Nó co ý nghĩa gợi nhăc, củng cố ở người đọc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn” ân nghãi thủy chung cùng quá khứ.
II.Truyện.
a.Tác phẩm: Làng
–Tác giả: Kim Lân (Nguyễn Văn Tài) sinh năm 1920 tại Hà Bắc.
–Năm sáng tác: 1948.
–Nội dung chính: Tác phẩm viết về tình yêu làng quê, yêu đất nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.
–Nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống truyện thành công.
+ Nghệ thuật miêu tả tình huống và ngôn ngữ nhân vật thành công.
b.Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa.
–Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925 – 1991), tại Quảng Nam.
–Năm sáng tác: 1970.
–Nội dung chính: Khắc họa thành công vẻ đẹp của người lao động bình thường (Anh thanh niên làm công tác khi tượng thủy văn một mình sống trên đỉnh núi cao) qua đó khẳng định vẻ đẹp và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
–Nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống hợp lý.
+ Cách kể chuyện tự nhiên từ điểm nhìn của một nhân vật.
+ Kết hợp hài hòa giữa tự sự, trữ tình và bình luận.
c.Tác phẩm: Chiếc lược ngà.
–Tác giả: Nguyễn Quang Sáng (1932), tại An Giang.
–Sáng tác: 1966.
–Nội dung chính: Truyện thể hiện cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
–Nghệ thuật: Miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật rất thành công.