Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Soạn Bài Cách Lập Ý Của Bài Văn Biểu Cảm

Soạn Bài Cách Lập Ý Của Bài Văn Biểu Cảm

Đề bài: Soạn Bài Cách Lập Ý Của Bài Văn Biểu Cảm

Bài Làm

I. NHỮNG CÁCH LẬP Ý THƯỜNG GẶP CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM:

1. Liên hệ hiện tại với tương lai:

– Đoạn văn nói về cây tre VN trên bước đường đi tới tương lai của đất nước.

– Công dụng: nứa tre còn mãi, chia bùi sẻ ngọt, vui hạnh phúc, hoà bình.

– Tương lai: Ngày mai … nhưng … tre xanh vẫn là bóng mát…Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.

=> Như vậy người viết đã bày tỏ tình cảm đối với sự vật bằng cách liên hệ hiện tại với tương lai.

2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại

– Đoạn vănn nói về sự say mê con gà đất của nhân vật tôi.

– Nhân vật tôi đã say mê con gà đất: hoá thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai.

– Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên những cảm xúc: những con gà đất lần lượt vỡ dọc theo tuổi thơ mãi để lại trong tôi 1 nỗi gì sâu thẳm, giống như 1 linh hồn. Trong dòng hồi nhớ ấy, những hình ảnh của trò chơi tuổi thơ hiện lên với một vẻ đẹp kì diệu, mang màu sắc lung linh của tâm tưởng nhớ nhung, nhuốm màu sắc triết lí sâu xa của một tâm hồn đã từng trải,…

3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước

Xem thêm:  Chứng minh rằng ca dao là diễn tả tình yêu tha thiết đối với đất nước quê hương

a) Để bày tỏ tình cảm yêu mến cô giáo, tác giả đã tưởng tượng và gợi lại những kỉ niệm gì về cô: Tìm gặp cô giữa đám học trò, nghe tiếng cô giảng bài, thấy cô mệt nhọc, đau đớn, yêu thương, thất vọng, lo lắng, sung sướng…

b) Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực Nam Tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện tình yêu đất nước 1 cách sâu sắc và bày tỏ khát vọng thống nhất đất nước.

4. Quan sát, suy ngẫm

Đoạn văn trên tác giả đã miêu tả và biểu cảm về u. Qua quan sát, nhà văn miêu tả: Gợi tả bóng dáng và khuôn mặt của u đã già. Qua đó, tác giả đã biểu lộ lòng thương cảm và hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình với u.

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Lập dàn ý văn biểu cảm cho các đề sau:

a) Cảm xúc về vườn nhà

– MB: Giới thiệu vườn và tình cảm đối với vườn nhà.

– TB: Miêu tả vườn và lai lịch của vườn.

  • Vườn và cuộc sống vui, buồn của gia đình.
  • Vườn và lao động của cha mẹ.
  • Vườn qua bốn mùa.

– KB: Cảm xúc về vườn nhà.

b) Cảm xúc về con vật nuôi

– MB: Giới thiệu con vật nuôi vả tình cảm của em với con vật em yêu quí.

– TB: Miêu tả vườn và lai lịch của vườn.

  • Giới thiệu nguồn gốc của vật nuôi.
  • Miêu tả con vật nuôi với những nét đẹp tiêu biểu và đáng yêu.
  • Trong quá khứ em có những kỉ niệm, ấn tượng gắn bó sâu sắc như thế nào với con vật?
  • Hiện tại, em có sự gắn bó với con vật nuôi như thế nào?.
  • Bày tỏ tình cảm và suy nghĩ của em về con vật.
Xem thêm:  Nêu cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

– KB: Cảm xúc về vườn nhà.

Gợi ý: Để có thể lập được ý cho bài văn của mình, trước hết phải xác định được đối tượng biểu cảm trung tâm của bài văn (về ai? cái gì? chuyện gì?) và định hướng được màu sắc tình cảm sẽ bộc lộ về đối tượng ấy (tình thương yêu, quý trọng, gắn bó thân thiết,… hay hòa trộn tất cả mọi tình cảm?). Tiếp đến, phải xác định cách thể hiện tình cảm: trực tiếp hay gián tiếp, sử dụng liên hệ với tương lai; hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ hiện tại; tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước;quan sát, suy ngẫm như thế nào. Không thể lập được ý cho bài văn biểu cảm nếu không dự tính ra được cách biểu cảm. Cần cân nhắc về đối tượng biểu cảm, màu sắc tình cảm định thể hiện để lựa chọn cách biểu cảm cho phù hợp.

Check Also

chan dung nu sinhb3fe 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *