Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang

Bài làm

Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều nhưng lại gây được tiếng vang mạnh mẽ với bạn đọc yêu thơ. Trong đó bài thơ “Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất, hay nhất của bà. Bài thơ nói được một bức tranh về thiên nhiên đầy cảnh sắc, thêm vào đó cũng đã bộc lộ được tâm trạng vô cùng cô đơn của tác giả. Ta như nhận thấy được ở đó còn có một sự nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Ngay với câu thơ đầu tiên thôi nữ sĩ cũng đã khái quát lên được toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, nói về thời gian khi viết bài thơ. Người đọc có thể nhận thấy được ngay từ phần mở đầu câu thơ đi vào lòng người cũng rất tự nhiên, không hề gượng ép. Ta đọc mà có cảm tưởng như tác giả chỉ thuận chân bước đến đèo Ngang rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang ở ngay trong buổi chiều hoàng hôn mà đã xế bóng. Thêm với đó chính là hình ảnh nữ sĩ miêu tả đó là bóng xế tà lấy ý từ thành ngữ của ông cha ta đó “chiều ta bóng xế”. Điều này cũng đã lại gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, một vẻ buồn mênh mang, thêm với đó lại có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua đi.

Xem thêm:  Viết đoạn văn từ 6 – 8 câu, nêu cảm nghĩ của em về tính trung thực

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang

Chính trong khung cảnh hoàng hôn vô cùng đẹp mà buồn ấy, bà Huyện Thanh Quan cũng đã chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang đó chính là thiên nhiên ở đây:

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Tác giả cũng đã nhân hóa cảnh vật bằng các động từ “chen” giúp cảnh vật nhưu sống động. Không dừng lại ở đó với câu thơ trên ta có thể nhận thấy được cảnh vật thiên nhiên ở đèo Ngang tuy nhỏ bé nhưng lại tràn đầy sức sống mãnh liệt.

Thêm vào đó hai câu thực là khi tác giả lúc đó đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh. Thế rồi cũng xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người ở trong khung cảnh đó:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Với hai câu thơ này ta nhận thấy được hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Nữ sĩ cũng đã thật tài tình khi bà đã khéo léo sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng như sử sụng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Hình ảnh con người ở đây theo tác giả chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” ở dưới núi. Tất cả như đã khơi gợi ra được một cảnh vật thật lác đắc và nhỏ nhỏ bé trước thiên nhiên rộng lớn như muốn nuốt chửng con người vậy. Tâm trạng con người càng trở nên cô đơn hơn.

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ “Mạnh dùng sức yếu dùng chước”

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Thế rồi với chính hai câu này ta nhận thấy được một tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả đang khắc khoải nỗi nhớ thương đất nước mình. Câu thơ “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” mà bà huyện Thanh Quan sử dụng chính là câu thơ mang điển cố điển tích về vua Thục khi mất nước chỉ biết kêu cuốc cuốc. Tiếng chim quốc cứ kêu khắc khoải như đã thể hiện được nỗi thương nhà và cả cảm xúc của nhà thơ được gửi gắm và bộc lộ rõ rệt. Phải nói đến nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo, thêm với đó là sự kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh cho người đọc cũng đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Tiếp đến là hai câu thơ cuối cũng đã khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ chất chứa biết bao xúc cảm này.

Dừng chân đứng lại: Trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Chỉ với hai câu thơ cuối ta đã cảm nhận được cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến cho người thi sĩ phải dừng chân không muốn rời. Có lẽ rằng cũng chính cái bao la của đất trời, núi non, cái rộng lớn đến mênh mông của  sông nước như níu chân người thi sĩ. Đứng trước khoảng không gian đó thì người thi sĩ lại có những cảm xúc, tâm sự buồn man mác. Đó chính là sự cô đơn của người lữ khách và tâm sự như đau đáu không biết ngỏ với ai. Âm điệu của câu thơ cuối giống như một tiếng thở dài đầy tiếc nuối.

Xem thêm:  Soạn bài: Tiếng gà trưa – Ngữ văn 7 Tập 1

Tóm lại ta có thể đánh giá và nhận định rằng bài thơ “Qua đèo Ngang” còn là một lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đến người đọc. Thi phẩm này đây chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ mà mang đượm nét buồn không đâu. Mà bài thơ cũng chính là sự tiếc nuối, là một tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả.

Minh Tân

Check Also

hot thoi gian nghi hoc cua oc1 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *