Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya
Bài làm
Khi đọc bài thơ “Cảnh khuya” của Bác Hồ ta nhận thấy bài thơ cũng chỉ vẹn vẻn có bốn dòng thơ bảy chữ ngắn ngọn là thế mà lại khiến cho ta có bao cảm xúc. Bài thơ đâu chỉ gợi tả được không gian thiên nhiên cảnh khuya ở núi rừng Việt Bắc mà còn thể hiện được sự lo lắng, yêu thương đất nước trong những năm tháng đỏ lửa.
“Cảnh khuya” được sáng tác trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp ác liệt của đất nước ta vào năm 1947. Thế nhưng ngay từ khi mở đầu bài thơ lại dấy lên trong lòng người đọc với biết bao nhiêu xúc cảm về thiên nhiên.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Với nhan đề của bài thơ người đọc như có thể đoán biết được không gian có ở trong tác phẩm. Không gian đêm tối như chìm vào đêm yên tĩnh đến mức mà người ta nhận thấy được tiếng suối chảy vang vọng giống như tiếng hát. Tiếng suối chảy mới nghe du dương làm sao. Tiếng suối cứ lúc trầm, lúc bổng như là một tiếng hát vẳng xa vọng lại. Bác còn cảm nhận thấy được độ trong trẻo của tiếng hát đó. Xưa kia nhà thơ Nguyễn Trãi thấy tiếng suối như tiếng đàn bên tai thì Bác cảm nhận nó là tiếng hát du dương và cứ bay xa mãi. Câu thơ kết thúc bằng chữ “xa” như giống như một nốt nhạc ngân vang mãi không ngắt.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya
Thật tài tình biết bao khi Bác sử dụng điệp từ “lồng”. Điệp từ này cũng đã lại xuất hiện khiến cho người đọc dễ dàng có thể liên tưởng đến sự gắn kết tuyệt đẹp khi trăng trên cao đã hắt xuống thế gian. Ánh trăng cứ như lồng bóng mình vào bóng thiên nhiên, vào bóng cổ thụ để in xuống mặt đất là những đóa hoa, mà những đóa hoa đó chính là bóng lá trong đêm trăng soi rọi xuống. Hình ảnh thiên nhiên lúc này quả thật giống một bức tranh đẹp mà mẹ thiên nhiên khéo vẽ ra và ban tặng cho con người. Đến câu thứ 3 thì hình ảnh con người – hình ảnh Bác mới hiện ra:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Khi màn đêm đã khuya vậy mà Bác vẫn còn chưa ngủ. Thế rồi bóng Bác đổ dài theo ánh trăng in xuống cũng đã lồng vào bóng hoa, bóng trăng. Mới đầu người ta còn mê đắm vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng đến lúc này đây người ta có cảm giác tưởng chừng chính cảnh khuya đang vẽ nên chân dung Bác trong đêm không ngủ vậy. Thiên nhiên đẹp nhưng cũng chỉ làm nền cho nỗi suy tư của Bác. Liệu có phải Bác không ngủ vì vẻ đẹp của cảnh khuya hay còn một lý do nào khác. Đa phân vân, đang suy tư thì đọc câu thơ cuối độc giả sẽ tìm được câu trả lời.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Hình ảnh Người chưa ngủ vì lo cho nước, Người luôn luon lo cho dân, lo cho những chiến sĩ và lo cho cả cuộc kháng chiến gian nan của dân tộc. Thực sự cũng chính với hình ảnh ấy của Người thật đẹp và cũng thật rạng rỡ làm sao. Ai đọc cũng sẽ thấy được phần nào ở Bác tưởng còn phát ánh hào quang mạnh hơn cả chính bóng trăng đang soi rọi để vẽ hình ảnh Người chưa ngủ.
Khi đọc bài thơ đặc sắc “Cảnh khuya” chúng ta không chỉ thấy tâm hồn thi sĩ của Bác mà còn cảm nhận sâu sắc được một nỗi lòng vì dân vì nước của vị lãnh tụ vĩ đại.
Minh Minh