Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh
Bài làm
Nhắc nhớ đến Hồ Chủ tịch người dân Việt Nam luôn luôn tự hào, Người chính là vị lãnh tụ vĩ đại, còn là người cha già của dân tộc Việt Nam đồng thời Người lại là một vị cha già của dân tộc. “Cảnh khuya” chính là một bài thơ không chỉ ca ngợi bức tranh thiên nhiên mà còn bộc bạch trong đó hình ảnh của người chiến sĩ yêu nước thương dân.
Đầu tiên ta nhận thấy được một vẻ đẹp vô cùng sây mê và hùng vĩ, nên thơ của núi rừng Việt Bắc – chính là cái nôi của cách mạng. Bài thơ vẻn vẹn có 4 câu thơ:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Người đọc có thể nhận thấy được cái bức tranh thiên nhiên đẹp của rừng Việt Bắc thể hiện ở ngay hai câu thơ đầu được Hồ Chí Minh khắc họa lại:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Hồ Chí Minh như cũng đã tái hiện lên được khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Khung cảnh nơi đây cũng đã bỗng trở nên thơ mộng hơn; tươi đẹp hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo biết bao nhiêu:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Người đọc cũng có thể nhận thấy được âm thanh mới trong trẻo và nghe cũng thật du dương, ngân nga làm sao. Không khó để nhận ra được “a” ở câu cuối gợi nên cung bậc của tiếng suối như cứ mien man và ngân xa mãi. Tiếng suối chảy mà ta như cảm nhận thấy được một sự nghẹn ngào và vô cùng say đắm biết bao nhiêu. Hồ Chí Minh cũng đã sử dụng nghệ thuật so sánh đồng thời cũng đã lại tạo ra một vẻ đẹp mới cho hình ảnh thơ vô cùng đẹp đẽ. Ai mà có thể biến dòng suối thành một con người có tâm hồn biến thành một có tình cảm sâu sắc, và lại có thể cất lên khúc nhạc đầy chứa chan đó cơ chứ. Không thể phủ nhận được được tiếng suối như khúc nhạc khiến cho bức tranh khuya như sống động và không hề tẻ nhạt.
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya
Thật thích thú biết bao nhiêu trong bức tranh đêm đó, nếu như tiếng suối làm cho cảnh vật tĩnh lặng, và khiến cho mọi thứ dường như cũng vô cùng sâu lắng thì ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng hơn rất nhiều thông qua câu:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Hình ảnh của ánh trăng dường như cứ tròn vành vạnh tỏa ánh sáng xuống trần gian tươi đẹp này. Không dừng lại ở đó ta nhận thấy được nó lại có những lùm cây rậm rạp đã được ánh trăng chiếu xuống trông hệt như những sợi kim tuyến lấp lánh mà vô tình như đã trang điểm trên mái tóc bồng bềnh của nàng thiếu nữ duyên dáng và yêu kiều biết bao nhiêu. Ánh trăng cứ như soi qua kẽ lá để có thể chiếu xuống đất tạo thành những đốm trắng trông cũng cứ nhỏ li ti trên mặt đất lấm tấm như hoa gấm mới đẹp làm sao. Hồ Chí Minh thạt tài tình khi Người dùng chữ “Lồng” để nói sự đan xen giữa ánh trăng và cây cổ thụ cũng mới đẹp làm sao.
Trên nền bức tranh tươi đẹp đó thì tạc vào đó một chân dung vô cùng đẹp đẽ:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Người đọc có thể nhận thấy được bức tranh tươi đẹp nhưng cũng hết sức hoàn hảo, vì nó có đủ đầy ánh trăng, suối và bóng hoa, cây cổ thụ nữa khiến cho cảnh rừng Việt Bắc như cứ hiển hiện như thực như mơ. Phải chăng người chiến sĩ không thể nào ngủ được vì ánh trăng cứ đẹp đẽ soi chiếu, không ngủ được vì tất cả cảnh vật núi rừng đều đẹp biết bao nhiêu. Nhưng lại có một lý do sâu sắc hơn khiến nhân vật không ngủ đó chính là nỗi nước nhà. Luôn mong muốn nước nhà được độc lập, dân ai ai cũng được hạnh phúc,… đó chính là nỗi lo dường như cứ canh cánh trong lòng người đọc chúng ta.
“Cảnh khuya” là một bức tranh thiên nhiên khiến cho chúng ta như cũng vừa say mê với cảnh, đồng thời cũng lại luôn khâm phục phẩm chất cũng như tâm hồn của một vị lãnh tụ như Bác.
Minh Nguyệt