Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn Đến Chơi Nhà

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn Đến Chơi Nhà

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn Đến Chơi Nhà

Bài làm

Có thể nhận thấy được khi viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Trong đó ta không thể không nhắc đến tình bạn của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ hay nói về tình bạn chân thành không màng vật chất mà Nguyễn Khuyến để lại cho chúng ta.

Khi mà người bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui cơ chứ, thế nên ở đây tác giả Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Ta đọc bài thơ tự nhiên nhận thấy sự hồ hởi của tác giả khi gặp lại bạn cũ.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Về phần xưng hô đơn giản là: bác, tôi mang đến một sự tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Có lẽ rằng cũng phải thân thiết lắm mới đến nhà thăm, thế nhưng cũng chỉ bằng một câu thơ – lời chào đã có thể thể hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào rồi. Ngay sau lời chào đón bạn, câu thơ lúc này đây cũng đãchuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp đãi người bạn này.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Sử dụng cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu nếu như mà phải tiếp bạn theo kiểu nhà có gì thì ăn cái đó của mình. Người đọc cũng nhận thấy rằng Nguyễn Khuyến như đã cường điệu hoá cái hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp đãi bạn khi bạn đến nhà chơi.

Xem thêm:  Cảm nhận bài thơ Sang thu

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Thông qua đoạn thơ này Nguyễn Khuyễn cũng đã bộc bạch hết những gì khó khăn và mong bạn hiểu giúp mình. Nguyễn Khuyễn cũng đã nhắc đến chợ, thông thường chợ là nơi mua đồ về tiếp đãi bạn thế nhưng chợ lại xa. Trong khi đó trẻ thì đi vắng, còn tôi thì già cũng không đi được.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn Đến Chơi Nhà

Sự thiếu thốn đến mức ngay cả đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu chính là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp… Tất cả những thứ tiếp bạn đều không có gì cả thế nhưng từ những cái không có kia tác giả lại muốn nhấn mạnh và muốn nói đến tình cảm thiêng liêng và vô cùng cao quý – tình bạn.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Độc giả có thể nhận thấy được đây là lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Tác giả cũng thật vui khi “bác”  đã không quản tuổi già sức yếu, không quản đường xá xa xôi mà đã đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng nữa chứ. Với tác giả thì tình bạn là trên hết, tình bạn luôn đáng quý và thực sự không một thứ vật chất nào mà lại có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Bởi hơn ai hết tác giả như hiểu được mọi thứ vật chất đều là con số không đó thế nhưng lại có một thứ quan trọng nhất đó chính là tình bằng hữu thâm giao. Tiếp theo đó chính là chữ “ta” được sử dụng là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi và là hai chúng ta, quan trọng hơn là không có gì ngăn cách nữa. Tuy chúng ta là hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng của chúng ta lại giống nhau. Chính họ cũng đã luôn coi thường vật chất, mà chỉ trân trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau chính là vì dựa trên tình cảm, một niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Qủa thực ta nhận thấy được tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được.

Xem thêm:  Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về người thân ( Mẹ, Cha, Ông, Bà) Lớp 7

Thông qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” thì tác giả Nguyễn Khuyến đã gửi gắm vào đó một quan điểm, một triết lý sống đó là tình bạn xây dựng từ sự chân thành, không màng đến vật chất sẽ luôn bền vững.

Minh Tân

Check Also

7142 1494911290049 1014 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *