Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Phân tích tiếng cười trong câu chuyện dân gian Tam đại con gà

Phân tích tiếng cười trong câu chuyện dân gian Tam đại con gà

Phân tích tiếng cười trong câu chuyện dân gian Tam đại con gà

Hướng dẫn

Tam đại con gà là câu chuyện cười nổi tiếng trong dân gian, qua những tình huống gây cười tác giả dân gian đã ngầm phê phán đối với những đối tượng được gọi là thầy nhưng lại thiếu hiểu biết, không chịu học hỏi mà cố gắng che đậy cái dốt, sự thiếu hiểu biết của mình. Anh chị hãy phân tích tiếng cười trong câu chuyện dân gian Tam đại con gàđể thấy được ý nghĩa trào phúng của câu chuyện cười này.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích tiếng cười trong Tam đại con gà

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Tiếng cười luôn là liều thuốc bổ đối với mỗi người, câu chuyện Tam đại con gà là một câu chuyện gây cười thông qua việc phê phán chê bai một số loại người trong xã hội, nội dung truyện hướng đến sự châm biếm đả kích vào những người dốt nát nhưng muốn thể hiện mình

2. Thân bài

– Phân tích các tình huống gây cười

  • Hình ảnh anh học trò trong vai người thầy
  • Ăn học không tới nơi tới trốn, dốt nát
  • Bên ngoài lịch lãm nên mọi người hiểu lầm là có học
  • Thích khoe khoang, thể hiện kiến thức của mình

-Lần thứ nhất: Người thầy gặp chữ “Kê” nhưng không biết là chữ gì

  • Không nhận được mặt chữ, cho học trò đọc bừa
  • Thận trong khi bảo học trò đọc khẽ

-Lần thứ hai: Tìm đến thổ công, sức mạnh tâm linh

  • Vui mừng khi được sự đồng tình của thổ công
  • Cho học trò đọc thật to rõ ràng

-Lần thứ ba: Đối diện với chủ nhà

  • Giải thích vòng vo, vô căn cứ
  • Nghệ thuật của truyện
  • Thành công trong xây dựng nhân vật, cốt truyện
  • Để nhân vật tự bộc lộ, người đọc tự suy ngẫm mà bật cười
Xem thêm:  Buổi học cuối cùng ngữ văn 6

3. Kết bài

Cảm nghĩ về tình huống gây cười của truyện: Qua truyện tam đại con gà tác giả muốn phê phán một số bộ phận trong xã hội, tài năng thì có hạn nhưng luôn muốn khoe khoang ta đây là tài giỏi, đưa ra chân lí vô cùng sâu sắc đó là không nên giấu dốt, biết khiêm tốn với những người xung quanh.

II. Bài tham khảo

Tiếng cười luôn là liều thuốc bổ đối với mỗi người, nhưng cười sao cho thật sảng khoái, cười mang tính giải trí cao và khiến con người tự bật cười là điều vô cùng khó, nhưng ông cha ta luôn có những câu chuyện ngụ ngôn mang lại tiếng cười cho đời, chẳng đâu xa lạ đó là câu chuyện Tam đại con gà, một câu chuyện gây cười thông qua việc phê phán chê bai một số loại người trong xã hội, nội dung truyện hướng đến sự châm biếm đả kích vào những người dốt nát nhưng muốn thể hiện mình nhưng càng thể hiện thì càng làm trò cười cho thiên hạ.

Nội dung câu chuyện xuyên suốt hình ảnh một anh học trò mẫu thuẫn giữa nội tâm bên trong và vẻ đẹp bên ngoài, xuất phát từ sâu trong anh ta đã là một con người ăn học không tới nơi tới trốn, học hành dốt nát vô cùng nhưng vẻ hào nhoáng bên ngoài lại khiến cho người đời hiểu nhầm anh ta là học rộng tài cao, là văn hay chữ tốt. Cùng với đó bản tính trong con người anh lại thích khoe khoang thể hiện, muốn chứng minh với mọi người rằng mình ăn học đầy đủ, có tài năng hơn người. Cũng chính vì thế mà đã làm cho câu chuyện đi từ hài hước này đến hài hước khác gây nên tiếng cười cho người đọc.

Xem thêm:  Bình giảng bài thơ mời trầu của Hồ Xuân Hương

Bi kịch hài hước liên tiếp diễn ra trong cùng một chuỗi sự kiện, bắt đầu từ khi ông dạy bọn trẻ, sự dốt nát của ông hiện lên rõ nét nhất khi ông lúng túng trong nhận biết chữ, nhưng với cái tôi của mình ông đã nói bừa đi, trong thâm tâm ông nghĩ những đứa trẻ đó cũng không biết mặt chữ nên sẽ chẳng thế nào biết được đó là chữ gì, nhưng cái dốt của ông được đẩy lên cao hơn khi ông bảo học trò đọc khẽ không người khác lại nghe thấy mà biết ông dạy không ra gì, qua đó cũng đã đủ cho thấy nhân vật anh học trò hiện lên dốt nát đến mức độ nào, những kiến thức cơ bản anh không nắm rõ, với tư cách một người làm thầy anh ta luôn mông lung trong những thứ đơn giản nhất, chẳng những không giúp học trò tiến bộ lên mà còn làm cho những người học trò của anh thụt lùi lại phía sau.

Không chỉ dừng ở đó, tiếng cười còn được phát ra một cách giòn giã hơn khi chính cái người thầy dốt tin tưởng vào thần thành, và thần thánh thiêng liêng đối với ông là đúng hơn bao giờ hết đã đẩy tiếng cười lên cao hơn, tiếng cười phê phán một lúc hai nhân vật cả thổ công lẫn người thầy, chế giễu cùng một lúc khi người thầy đã dốt nay thổ công cũng dốt không kém và rồi người thầy chẳng còn sợ rằng mình đọc sai nữa mà bảo học trò đọc to rõ ràng những gì mà thầy đã dạy, tưởng tượng ra cảnh những đứa trẻ học sai kiến thức cơ bản mà ra sức gân cổ lên đọc cũng khiến người nghe cảm thấy buồn cười vô cùng.

Xem thêm:  Hãy kể một câu chuyện về chốn quê

Cuối cùng tiếng cười trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi người thầy tin rằng những gì mình đang dạy cho bọn trẻ là đúng đắn, tự hào về kiến thức của bản thân mình, tự phục bản thân khi đọc bừa mà cũng đúng, và rồi trên lớp thì người thầy ung dung tự đắc, những đứa trẻ gào to rõ ràng, chủ nhà ngạc nhiên vô cùng khi không hiểu con mình đang được học cái gì. Và sự dốt nát của người thầy bị lột tả khi phải đối diện với chủ nhà, bị chủ nhà chất vấn người thầy không muốn nhận mình dốt nát, trở lời một cách vòng vo và vẫn bảo thủ giữ nguyên quan điểm của mình, chống chế bằng cách giải thích thật loàng ngoằng và buồn cười. Trái với sự tự tin trước đó khi được thổ công đồng tình thì nay là một người thầy với sự lúng túng tột cùng đã tạo nên tiếng cười trào phúng vô cùng hả hê. Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật vô cùng hoàn hảo, xây dựng nội dung cốt truyện khiến nhân vật tự bộc lộ bản tính dốt nát, sĩ diện của mình, đưa ra chân lí cho người đọc rằng cái dốt không phải là điều đáng xấu hổ, mà điều đáng xấu hổ ở đây là đã dốt mà không chịu tìm tòi học hỏi, đã dốt còn giấu dốt.

Qua truyện tam đại con gà tác giả muốn phê phán một số bộ phận trong xã hội, tài năng thì có hạn nhưng luôn muốn khoe khoang ta đây là tài giỏi, đưa ra chân lí vô cùng sâu sắc đó là không nên giấu dốt, biết khiêm tốn với những người xung quanh

Theo Vanmautuyenchon.com

Check Also

7370 1494911290067 1020 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *