Phân tích tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của tác giả Nguyễn Dữ
Hướng dẫn
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là tác phẩm đặc sắc bậc nhất được in trong tập ‘Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Phân tích tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của tác giả Nguyễn Dữ mà chúng tôi giới thiệu dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo thú vị cho quá trình học tập và ôn thi môn Ngữ văn lớp 10 của các bạn. Hãy cùng đón đọc nhé!
I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích Chuyện phán sự đền Tản Viên
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” đã phê phán xã hội đen tối, nơi những thế lực bạo tàn có thể tác oai tác quái gây đau khổ cho cuộc sống của nhân dân. Thông qua hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn, tác giả Nguyễn Dữ không chỉ thể hiện niềm tin vào công lí, vào sự thật mà còn thể hiện tinh thần dân tộc rõ nét.
2. Thân bài
– “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” xoay quanh nhân vật trung tâm là Ngô Tử Văn.
– Vốn là người ngay thẳng, cương trực không chấp nhận sự gian tà nên Ngô Tử Văn đã có những hành động quyết liệt, bạo dạn – đốt đền thiêng.
– Ngô Tử Văn lại có hành động đốt đền mà nhìn qua có vẻ ngông cuồng nhưng lại xuất phát từ tấm lòng chính nghĩa, ngay thẳng.
– Trước khi châm lửa đốt đền, Tử Văn đã tắm rửa chay sạch, khấn trời rồi mới đốt đền, hành động này cho thấy Tử Văn vẫn mang trong mình niềm tin, sự tôn trọng với những sự tồn tại của tín ngưỡng, thần linh.
–> hành động đốt đền của Từ Văn hoàn toàn không nhằm mục đích thể hiện bản lĩnh hơn người mà xuất phát từ tấm lòng ngay thẳng muốn diệt trừ yêu ma, bảo vệ cho cuộc sống của người dân.
– Tính cách trung thực, ngay thẳng của Ngô Tử Văn còn được thể hiện thông qua thái độ quyết liệt đối với hồn ma tướng giặc họ Thôi.
– Đứng trước sự trắng trợn, ngang ngược của tên tướng giặc và sự uy quyền của Diêm Vương nhưng Tử Văn không hề run sợ mà vẫn thể hiện thái độ quyết liệt đấu tranh tới cùng cho chính nghĩa, cho sự thật.
– Con người chính nghĩa của Ngô Tử Văn còn được thể hiện thông qua thái độ biết ơn đối với sự chỉ dẫn và giúp đỡ của thổ thần nước Việt.
– Khi bị lôi xuống địa phủ, khung cảnh rung rợn với quỷ sứ hung ác, con sông gió tanh sóng xám nhưng Tửu Văn vẫn bình tĩnh, không từ bỏ dù bị tên tướng giặc một mực vu oan mà kêu oan đến cùng để mong đòi lại công lí.
– Bằng những lí lẽ cứng cỏi, thái độ tự tin, quyết liệt, Ngô Tử Văn không những bảo vệ được tính mạng của mình mà còn vạch trần bộ mặt xấu xa của tên tướng giặc, đòi lại được công lí và được tiến cử vào chức phán sự của đền Tản Viên.
– Trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác, hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn xuất hiện nổi bật với tính cách khẳng khái, bản lĩnh kiên cường hơn người.
–> Tác giả Nguyễn Dữ đã thể hiện niềm tin bất diệt vào công lí, vào sự thậ và thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc.
3. Kết bài
Thông qua câu chuyện về Ngô Tử Văn đốt đền, trừ hại cho nhân dân, tác giả Nguyễn Dữ đã ngầm phản ánh xã hội phong kiến đen tối, nơi đầy rẫy những việc xấu xa, tệ nạn đút lót quan trên để mang đến đau khổ, bất công cho người dân lương thiện.
II. Bài tham khảo cho đề phân tích nhân vật Ngô Tử Văn
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất trong tập Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện đã phê phán xã hội đen tối, nơi những thế lực bạo tàn có thể tác oai tác quái gây đau khổ cho cuộc sống của nhân dân. Thông qua hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn, tác giả Nguyễn Dữ không chỉ thể hiện niềm tin vào công lí, vào sự thật mà còn thể hiện tinh thần dân tộc rõ nét.
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” xoay quanh nhân vật trung tâm là Ngô Tử Văn. Mở đầu tác phẩm tác giả Nguyễn Dữ đã có những lời giới thiệu chi tiết về tên họ, quê quán, tính cách và những phẩm chất nổi bật của Ngô Tử Văn. Vốn là người ngay thẳng, cương trực không chấp nhận sự gian tà nên Ngô Tử Văn đã có những hành động quyết liệt, bạo dạn – đốt đền thiêng.
Trước sự tác oai tác quái của quỷ thần nếu như mọi người dù bất bình nhưng chi dám lắc đầu, lè lưỡi cho qua thì Ngô Tử Văn lại có hành động đốt đền mà nhìn qua có vẻ ngông cuồng nhưng lại xuất phát từ tấm lòng chính nghĩa, ngay thẳng. Trước khi châm lửa đốt đền, Tử Văn đã tắm rửa chay sạch, khấn trời rồi mới đốt đền, hành động này cho thấy Tử Văn vẫn mang trong mình niềm tin, sự tôn trọng với những sự tồn tại của tín ngưỡng, thần linh. Thế mới thấy hành động đốt đền của Từ Văn hoàn toàn không nhằm mục đích thể hiện bản lĩnh hơn người mà xuất phát từ tấm lòng ngay thẳng muốn diệt trừ yêu ma, bảo vệ cho cuộc sống của người dân. Hành động này cũng thể iện tấm lòng khẳng khái, cốt cách trong sạch của kẻ sĩ.
Tính cách trung thực, ngay thẳng của Ngô Tử Văn còn được thể hiện thông qua thái độ quyết liệt đối với hồn ma tướng giặc họ Thôi. Hắn ta vốn là tên bại tướng từng mang quân xâm lược nước Việt, ngay cả khi bị diệt trừ, bản chất xấu xa của quân xâm lược vẫn không hề thay đổi, hắn đã ỷ mạnh hiếp yếu mà cướp nơi trú ngụ của thổ thần, bày trò đút lót mà tác oai tác quái trong cuộc sống của người dân trong vùng.
Khi Tử Văn đốt đền, hồn ma tướng giặc đã lớn tiếng mắng mỏ, đe dọa và kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Đứng trước sự trắng trợn, ngang ngược của tên tướng giặc và sự uy quyền của Diêm Vương nhưng Tử Văn không hề run sợ mà vẫn thể hiện thái độ quyết liệt đấu tranh tới cùng cho chính nghĩa, cho sự thật. Con người chính nghĩa của Ngô Tử Văn còn được thể hiện thông qua thái độ biết ơn đối với sự chỉ dẫn và giúp đỡ của thổ thần nước Việt.
Khi bị lôi xuống địa phủ, khung cảnh rung rợn với quỷ sứ hung ác, con sông gió tanh sóng xám nhưng Tửu Văn vẫn bình tĩnh, không từ bỏ dù bị tên tướng giặc một mực vu oan mà kêu oan đến cùng để mong đòi lại công lí. Bằng những lí lẽ cứng cỏi, thái độ tự tin, quyết liệt, Ngô Tử Văn không những bảo vệ được tính mạng của mình mà còn vạch trần bộ mặt xấu xa của tên tướng giặc, đòi lại được công lí và được tiến cử vào chức phán sự của đền Tản Viên.
Chiến thắng của Ngô Tử Văn có ý nghĩa vô cùng to lớn, đó không chỉ là cuộc chiến đơn thuần với hồn ma tướng giặc họ Thôi, phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt mà còn là chiến thắng thuyết phục của chính nghĩa, công lí, của cái thiện trước cái bạo tàn, xấu xa.
Trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác, hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn xuất hiện nổi bật với tính cách khẳng khái, bản lĩnh kiên cường hơn người. Cũng qua hình tượng nhân vật này, tác giả Nguyễn Dữ đã thể hiện niềm tin bất diệt vào công lí, vào sự thậ và thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc.
Thông qua câu chuyện về Ngô Tử Văn đốt đền, trừ hại cho nhân dân, tác giả Nguyễn Dữ đã ngầm phản ánh xã hội phong kiến đen tối, nơi đầy rẫy những việc xấu xa, tệ nạn đút lót quan trên để mang đến đau khổ, bất công cho người dân lương thiện.
Theo Vanmautuyenchon.com