Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân

Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân

Đề bài: Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân

Bài làm

Một tác phẩm viết về tình yêu quê hương đất nước và hình ảnh của những người nông dân hiền lành, họ luôn luôn gắn bó với tình yêu quê hương, yêu xóm làng. Nói về nhân vật hội tụ được những đặc điểm đó không thể không nhắc đến nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của nhà văn của thôn quâ Kim Lân.

Xây dựng lên nhân vật ông Hai là một người nông dân mang được những nét đặc sắc và độc đáo. Ông Hai như đã thể hiện được tình yêu làng, yêu nước của mình vô cùng sâu sắc. Tác phẩm “Làng” được ra đời vào năm 1948, Kim Lân cũng đã lấy bối cảnh là cuộc tản cư kháng chiến của nhân dân, và nhân vật ông Hai là người dân làng Chợ Dầu nhưng phục vụ kháng chiến thì ông và những người dân làng Chợ Dầu cần phải di tản sang nơi khác để. Trong những ngày di tản sang nơi khác thì ông Hai luôn luôn nhớ và tự hào về làng Chợ Dầu của mình. Ông như dành những tình cảm tuyệt vời nhất cho ngôi làng của mình. Sự tự hào và yêu làng của ông khiến cho người ta cũng rất đỗi nể phục và cảm động.

Nhà văn Kim Lân như đã giới thiệu nhân vật ông Hai chính là một người nông dân chất phác, nồng hậu, chân chất giống như những người nông dân khác trong xã hội cũ. Khi ông Hai đến nơi tản cư mới, ông cũng luôn luôn thường đến nhà hàng xóm để cởi mở giãi bày những suy nghĩ tình cảm của mình, thể hiện niềm tự hào của mình khi nói về cái làng Chợ Dầu thân yêu, và ngay cả khi bàn về cuộc kháng chiến của dân tộc. Ông Hai cũng đã đi nghe báo, ông đi nghe nói chuyện, ông bàn tán về những sự kiện nổi bật của cuộc kháng chiến đang diễn ra. Ông Hai là một người hiền lành và được mọi người yêu mến vì sự thẳng thắn cũng như sự chân chất của ông.

Xem thêm:  40 MỞ BÀI CHỌN LỌC CHO LỚP 11 (phần 1)

Dễ dàng có thể nhận thấy được điều đáng quý nhất ở ông Hai chính là tấm lòng yêu làng tha thiết. Một trong những biểu hiện của tình yêu làng ở ông đó là luôn luôn ca ngợi và tự hào về làng Chợ Dầu của mình. Cho dù đi đến đâu, gặp ai ông cũng cứ kể về làng Chợ Dầu của ông. Không sai chút nào khi người ta nhận xét rằng ông Hai luôn yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ và luôn dành một thứ tình cảm tuyệt vời với làng của mình. Khi mà phải theo lệnh tản cư, rời khỏi làng thì ông Hai cũng nhất quyết không chịu rời làng đi tản cư. Nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh buộc ông phải đến một ngôi làng khác. Ông đi đâu cũng kể về làng của mình với một niềm tự hào và đôi lúc đó chính là nói cho đỡ nhớ về ngôi làng Chợ Dầu thân thuộc mà thôi. Hình ảnh về làng chợ Dầu như thân thuộc ông cứ náo nức hẳn lên mỗi khi nhắc đến làng của ông.

Phân tích nhân vật ông Hai

Khi nghe làng Chợ Dầu của ông theo Tây ông Hai lúc này đây như cũng đã nhận thấy được chính cái tin ấy như bị sét đánh ngang tai. Có thể nói càng yêu làng, hãnh diện tự hào về làng Chợ Dầu của ông bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ biết bấy nhiều. Thực sự nhà văn Kim Lân đã chứng tỏ bút lực dồi dào cũng như chính khả năng phân tích sắc sảo cũng đã tái hiện sinh động trạng thái tình cảm và cả những hành động của người nông dân – ông Hai. Chính cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã làm ông điếng người và không tin là sự thật. Cổ họng ông lão như nghẹn đắng lại và ông cảm thấy có một nỗi nhục nhã, mặc cảm phản bội hành hạ ông lão đến khổ sở. Ông Hai lúc này đây cảm thấy ngột ngạt lắm, ông thấy xấu hổ và tủi hờn, nét mặt buồn rười rượi như cứ xuất hiện mãi khác với những ngày ông hồ hởi đi khoe làng của ông với mọi người. Chắc vì quá yêu làng cho nên ông Hai khó mà có thể chấp nhận được tin dữ làng Chợ Dầu theo Tây.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về người thân thiết nhất

Cũng chính từ những chỗ yêu làng tha thiết thì ông cũng thù làng và nói “Làng thì yêu thật, nhưng nếu làng theo Tây thì phải thù”. Ông Hai vô cùng yêu thương làng của mình, nghe tin làng theo Tây mà nước mắt ông giàn ra. Ông Hai như cũng cứ nghĩ đến cảnh nô lệ tăm tối và lầm than mà buồn. Nhà văn Kim Lân cũng đã nhìn thấy những nét đáng trân trọng bên trong người nông dân chân lấm tay bùn kia. Thế rồi niềm vui như quay trở về với ông Hai khi tin làng được cải chính. Ông Hai như cũng đã thay đổi trạng thái tâm lí lại được khắc hoạ sinh động đó là cái mặt buồn thiu giờ lại tươi vui trở lại. Ông lại đi khoe khắp nơi “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ Đốt nhẵn!… Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả”. Ông Hai như vui vẻ hơn biết bao nhiêu. Ở đây cũng chính tình yêu làng của ông Hai lại chính là một biểu hiện chung của tình yêu đất nước của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

Hình ảnh ông Hai luôn luôn mang được một nhân vật độc đáo mang nhiều đặc điểm chung tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam chính trong những năm kháng chiến chống Pháp. Đồng thời ở họ cũng mang được những đặc điểm, tính cách riêng vô cùng thú vị mà Kim Lân đã gửi gắm thông qua hình ảnh ông Hai.

Xem thêm:  Top 101+stt hay khi đăng ảnh buồn, tâm trạng lên mạng xã hội

Minh Nguyệt

Check Also

nu sinh truong y dep thuan khi218637 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *