Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 11 / Phân tích nhân vật Hoàng trong truyện “Đôi mắt” của Nam Cao

Phân tích nhân vật Hoàng trong truyện “Đôi mắt” của Nam Cao

Đề bài: Phân tích nhân vật Hoàng trong truyện “Đôi mắt” của Nam Cao. Nhận Xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật này của nhà văn.

Bài làm:

Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn xuôi hiện đại Việt Nam, một nhà văn bậc thầy. Đọc Nam cao, những cảnh đời, những vấn đề lớn lao của cuộc sống con người đời phơi bày dưới ngòi bút tài hoa, sắc sảo của ông. “Đôi mắt” là truyện thành công nhất của nhà văn sau Cách mạng tháng Tám. Truyện là một tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn Nam Cao và lớp nhà văn cùng thời ông trong kháng chiến chống Pháp. Truyện đặc biệt thành công ở nghệ thuật xây dựng nhân vật Hoàng.

Hoàng là một nhà văn thuộc lớp “đàn anh trong giới”, một công dân trong thời đại loạn lí, nghèo đói. Dưới ngòi bút Nam Cao, Hoàng là một người khá đặc biệt. Là một công dân Hoàng chẳng làm gì, chẳng yêu ai. Là nhà văn, Hoàng nhìn đời, nhìn con người bằng đôi mắt méo mó, tìm cảm hứng khác lạ, viết thì ít mà chạy chợ đen thì nhiều, đó kị với “những ai nổi hơn mình”.

Hoàng cũng đi tản cư, hưởng ứng “kháng chiến” nhưng thực chất là chạy loạn. Ở nơi tản cư Hoàng không tham gia bất cứ công việc gì mà chỉ giữ nếp cũ. Hoàng quan niệm: “Mấy đời mới có một phen loạn lạc thế này? Có tiềnn thằng nào chẳng ăn chơi?”. Hoàng chẳng những không hòa nhập với nhân dân kháng chiến, mà cón chán nản, coi thường những người nông dân làm cách mạng. Anh ta coi họ chỉ là một lũ “ngố”, “nhặng xị” đáng khinh bỉ, làm tự vệ mà “tán máy nghịch súng hay lưu đạn làm chết người như bỡn”. Hoàng cho rằng: “Thì cứ để cho họ đánh Tây đi! Nhưng tai hại là người ta lại cứ muốn để cho họ là ủy ban nọ, ủy ban kia”. Vì thế, Hoàng đành để người ta gọi là phản động còn hơn là cộng tác với họ.

Về văn chương, Hoàng cũng muốn “viết một cái gì để ghi nhớ cái thời này” nhưng một là anh chưa viết, hai là có viết thì cũng để viết một cái gì theo quan sát của anh, nó sẽ gây cười cho người đọc bởi những nhân vật mà anh thể hiện sẽ hao hao giống Xuân tóc đỏ, cụ Phán, cô Tuyết… tróng “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, mà những khuôn mẫu ấy anh sẽ lấy từ thực tế người nông dân ở quanh anh, để mà đàm tiếu, chê bai họ. Hoàng thấy xa lạ với cuộc sống, không muốn thay đổi cách viết vốn đã quen trước kia của mình.

Nam Cao đã khá thành công trong xây dựng nhân vật Hoàng như một con người ngoài đời. Dưới ngòi bút của Nam cao, nhân vật Hoàng thật sinh động từ cách miêu tả hình dáng, điệu bộ giọng nói, thái độ, hoạt động tư tưởng. Ngôn ngữ của Hoàng thật sắc sảo để tự bộc lộ thái độ vốn yêu ghét theo kiểu của mình.

Nhân vật Hoàng, tuy có nhiều yếu tố làm người đọc không đồng tình, thậm chí còn ghét nữa. Tuy nhiên, đọc “Đôi mắt”, nghĩ tới thời cuộc lúc đó, khi hầu hết các nhà văn còn đang ở thời kì nhận đường, tìm ra hướng đi đúng đắn trong sáng tác, cộng với những điều chưa phải là hoàn toàn xấu của nhân vật khi chúng ta thấy Hoàng và vợ con không làm hại ai, tin vào cách mạng nhờ lãnh tụ tài ba …, chúng ta thấy “thương hại” anh ta hơn là ghét bỏ. Và, điều người đọc nhận thức đời ở ý đồ tác giả là sự mong muốn hòa nhập vào cuộc đời chung, là tìm hướng đi đúng trong sáng tá, là cần phải có “Đôi măt” đúng đắn trong nhìn, nghĩ và phản ánh trong tác phẩm văn học chân chính. Ý nghĩa tích cực của truyện và của nhân vạt để ta soi vào, tránh xa cái xấu, tìm đến cái tốt cái đẹp trong cuộc sống và trong văn chương là ở những điều đó.

Check Also

7293 1494911290065 1020 310x165 - Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Đề bài: Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *