Đề bài: Cảm nhận bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông
Bài làm
Trần Nhân Tông là một nhà vua yêu nước, một vị anh hùng để lại nhiều tên tuổi của dân tộc ta. Ông có vai trò lớn, để lại nhiều chiến công trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm Nguyên Mông của nước ta.
Tác phẩm “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” thể hiện tinh thần yêu nước của tác giả. Bằng ngôn ngữ, mộc mạc giản dị tác giả đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, thông qua hình ảnh thiên nhiên đó tác giả muốn gửi gắm tình cảm của mình tới quê hương đất nước.
Với cương vị là một người đứng ở nơi cao nhất của đất nước, vua Trần Nhân Tông luôn gắn bó gần gũi với cuộc sống của những người nông dân khốn khó, vì vậy mà trong tác phẩm của mình tác giả thường thể hiện bằng lối viết vô cùng mộc mạc, giản dị gần gũi với người nông dân.
“Thôn tiền, thôn hậu đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên”
Dịch:
“Trước thôn, sau thôn, khí trời mờ nhạt như sương khói
Bóng chiều tà nửa không nửa có”
Thiên Trường chính là quê gốc của nhà vua Trần Nhân Tông, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay. Vì vậy, trong bài thơ này tác giả đã viết về chính quê hương của mình, nơi sinh ra lớn lên của tác giả.
Cảnh vật gợi ra là cảnh chiều tà khi hoàng hôn dần dần buông xuống, khung cảnh hoàng hôn luôn gợi lên trong lòng người những nỗi buồn phiền, sầu muộn, gợi tả cảm giác cô liêu, đơn độc. Không gian bao la mênh mông được bao phủ bởi lớp sương khói mờ ảo.
Hình ảnh thiên nhiên trong thơ của tác giả hiện lên mơ màng, nhưng giản dị gần gũi, những đám sương lúc gần lúc xa, hư hư thực thực khiến tác giả như đang phiêu du vào chốn bồng lai tiên cảnh.
“Mục đồng địch lí ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền”
Dịch:
(Trẻ chăn trâu thổi sáo dẫn trâu về hết
Từng hàng cò trắng bay xuống ruộng)
Trong hai câu thơ này hình ảnh chú bé mục đồng, trẻ chăn trâu gợi cho tác giả những kỷ niệm về tuổi thơ nghèo khó, nhưng vui tươi hồn nhiên. Trong không gian bao la tiếng sáo vi vu, của những em bé chăn trâu, cắt cỏ khiến cho con người cảm thấy da diết nhớ. Tiếng sao chính là âm thanh phát từ tiếng lòng của tác giả. Nó chứa đựng những nỗi buồn xót xa thầm kín không biết tâm sự, dãi bày cùng ai.
Trong hai câu thơ này hình ảnh thiên nhiên và con người như đan xen, giao hòa làm một tạo thành một bức tranh đầy đủ và vô cùng sinh động tạo nên những cảm xúc thân thuộc, gắn bó gần gũi với người đọc, bởi nếu ai xuất phát từ những miền quê thì đều rất quen thuộc với hình ảnh con trâu, tiếng sáo, những đồng cỏ mênh mông xanh mướt vào những buổi chiều tà.
Như vậy, bài thơ “Đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” của tác giả đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên về cảnh đồng quê Việt Nam vô cùng tươi đẹp, vừa con cảnh thiên nhiên hữu tình, có con người, tiếng sáo, có bóng dáng lao động miệt mài…Thể hiện sự tinh tế trong quan sát của nhà thơ Trần Nhân Tông. Đồng thời thể hiện sự nặng tình nghĩa của tác giả với mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình.