Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Phân tích bài thơ Thuật hứng và nêu cảm nghĩ về tâm trạng của Nguyễn Trãi khi về hưởng cái thú thanh nhàn

Phân tích bài thơ Thuật hứng và nêu cảm nghĩ về tâm trạng của Nguyễn Trãi khi về hưởng cái thú thanh nhàn

Phân tích bài thơ Thuật hứng và nêu cảm nghĩ về tâm trạng của Nguyễn Trãi khi về hưởng cái thú thanh nhàn

Hướng dẫn

Đề bài: Phân tích bài thơ Thuật hứngvà nêu cảm nghĩ về tâm trạng của Nguyễn Trãi khi về hưởng cái thú thanh nhàn sau khi cáo quan về ở ẩn.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

  • Nhắc đến một nhà chính trị tài ba, kiệt xuất lại mang trong mình tâm hồn văn thơ độc đáo không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi
  • Bài thơ “Thuật hứng” thể hiện cuộc sống yên bình, nhẹ nhàng của vùng quê nơi ông sống

2. Thân bài

– Hai câu thơ đầu: Bỏ lại công danh trở về với cuộc sống thanh nhàn

  • Công danh: Ai cũng theo đuổi, đạt được và thấy được sự đối nghịch trong đó lại muốn rời bỏ
  • Đối với Nguyễn Trãi: Bỏ công danh ở phía sau, trở về quê nhà, lấy thiên nhiên làm bạn, hòa mình vào thiên nhiên với những thú vui

– Hai câu thơ tiếp theo: Những thú vui chốn quê nhà

  • Cuộc sống giản dị, khác so với những gì mà Nguyễn Trãi đã có, đã cống hiến, làm những công việc của những người nông dân như vớt bèo, phát cỏ.
  • Ăn những món ăn giản dị, không có sơn hào hải vị: Rau muống, ương sen

– Bốn câu thơ cuối: Lối sống thanh bạch, nỗi lo cho đất nước

  • Lối sống yên bình, làm bạn với gió, trăng
  • Nỗi lo cho đất nước: Lo cho vận mệnh đất nước khi tồn tại bè lũ quan tham, no cho dân, hướng về đất nước
  • Sự hối tiếc nhẹ khi không cống hiến toàn bộ tài năng của mình cho đất nước
Xem thêm:  Dàn ý phân tích bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten của tác giả H. Ten

3. Kết bài

  • Bài thơ “Thuật hứng” với giọng thơ nhẹ nhàng, khoan thai, giọng điệu tâm tình cởi mở
  • Bài thơ thể hiện tâm tư tình cảm của Nguyễn Trãi dành dân, cho nước, yêu thiên nhiên cuộc sống

II. Bài tham khảo

Nhắc đến một nhà chính trị tài ba, kiệt xuất lại mang trong mình tâm hồn văn thơ độc đáo không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi, một con người dùng tất cả tài năng của mình cống hiến cho đất nước, sau khi giành được độc lập ông trở về làm một vị quan chính trực, công tư phân minh nhưng sự thẳng thắn, liêm khiết của ông không thể tồn tại cùng bè lũ quan tham, sau bao lần bị hãm hại ông trở về với cuộc sống an nhàn của quê nhà, cũng từ đây mà bài thơ “Thuật hứng” ra đời, bài thơ thể hiện cuộc sống yên bình, nhẹ nhàng của vùng quê nơi ông sống.

Từ những cảm nhận về cuộc sống bình dị, hòa mình vào thiên nhiên thật gần gũi, vạn vật đều như tràn trề sức sống qua ngòi bút của ông đã đưa người đọc thấy được sự đối lập trong cuộc sống thoải mái, an nhiên nơi vùng quê giản dị với cuộc sống tranh chấp đố kị khi làm quan.

Công danh đã được hợp về nhàn

Lành dữ âu chi thế nghị khen

Công danh là hai từ mà bất kì ai sống trong xã hội thời bấy giờ đều muốn có được, dùng cả cuộc đời mình để chạy theo công danh, tu luyện phẩm chất theo khuân mẫu, đầu tư phần lớn thời gian cho sách vở chỉ mong một ngày nào đó có thể dùng tài năng của mình cống hiến cho đất nước, nhưng đối với những con người liêm khiết, chính trực tại thời điểm đó khi đã đạt được công danh lại thấy được sự mục nát của xã hội, những góc khuất của xã hội mà không phải ai cũng nhìn ra, rồi từ đó mà muốn rũ bỏ tất cả để trở về với sự bình yên của quê nhà, đối với Nguyễn Trãi ông cảm thấy thanh thảnh khi đã để lại được những công danh đó ở phía sau để trở về với sự nhàn hạ, cuộc sống thoải mái vô âu vô lo. Lấy thiên nhiên làm động lực, làm thú vui trong cuộc sống không ồn ào, không ghen ghét đố kị, không có chỗ cho những kẻ ham của cải vật chất, chỉ những người tránh được cám dỗ mà đồng tiền trong triều đình đem lại mới có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp mà thiên nhiên chốn quê nhà đem lại. Hòa mình với thiên nhiên ông có những thú vui hết sức giản dị cho riêng mình

Xem thêm:  Soạn bài lớp 10: Nhàn

Ao cạn vớt bèo cấy rau muống

Đìa thanh phát cỏ ương sen

Tài năng là vậy, cống hiến là vậy nhưng khi trở về với cuộc sống ở ẩn người đọc thấy được một Nguyễn Trãi hoàn toàn khác, giản dị vô cùng, sống làm bạn với thiên nhiên, vớt bèo phát cỏ những hành động chỉ thấy được ở những vùng nông thôn nghèo, chỉ thấy đối với những người nông dân chân lấm tay bùn. Nhưng đối với ông đó là sở thích, là cuộc sống của ông chẳng có những món ăn sơn hào hải vị, những món ăn đắt tiền hiếm có mà chỉ có rau muốn, ương sen mộc mạc giản dị, như những nho sĩ ở ẩn khác với ông đó làm niềm vui làm cho cuộc sống ông mãn nguyện, sống có ý nghĩa. Không chỉ dừng ở đó ông còn làm bạn với vạn vật, lấy tất cả những hình ảnh đẹp đẽ mà thiên nhiên ban tặng làm cảm hứng

Kho thu phong nguyệt chở đầy qua nóc

Thuyền trở yên hà nặng vậy then

Bui có một lòng trung lẫn hiếu

Mài chăng khuyết, nhuộm trăng đen

Những câu thơ thể hiện lối sống chốn yên bình lấy gió lấy trăng làm bạn làm thú vui trong cuộc sống nhưng đối với ông vốn vì dân vì nước nên trong lòng luôn mang một nỗi lo, nỗi lo dành cho tương lai của xã hội khi tồn tại một bè lũ quan tham, nỗi lo dành cho những người nông dân lam lũ vất vả chịu đầy bất công, rồi tâm hồn ông thư giãn vậy nhưng tinh thần trung quân ái quốc trong ông không bao giờ tắt và cuối cùng ông vẫn có một chút hối tiếc khi không thể đem hết toàn bộ tài năng của mình để phần nào giúp đất nước vững mạnh hơn.

Xem thêm:  Phân tích đoạn thơ Nỗi thương mình trích trong Truyện kiều của Nguyễn Du

Bài thơ “Thuật hứng” với giọng thơ nhẹ nhàng, khoan thai, giọng điệu tâm tình cởi mở đã thể hiện một cách chân thực nhất những tâm tư tình cảm của một con người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống không vướng tiền tài vật chất, vì nước vì dân, sống cuộc sống không hổ thẹn với lương tâm, không hối hận với những gì mình đã làm, chỉ có chút nuối tiếc khi về già.

Theo Vanmautuyenchon.com

Check Also

7128 1494911290046 1013 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *