Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 8 / Phân tích bài thơ Ông Đồ

Phân tích bài thơ Ông Đồ

Phân tích bài thơ Ông Đồ

Hướng dẫn

Khi những ngày Tết đến, trên ban thờ của mọi nhà đã có bánh chưng, có mâm ngũ quả, trong nhà đã có mai, đào, cúc, quất…dưới bếp đã sẵn rượu thịt, dưa hành, trước cổng nhà đã treo cây nêu,tràng pháo, mà vẫn chưa có câu đối đỏ nghĩa là cái Tết vẫn chưa đủ đầy. Chính vì vậy mà khắp các vỉa hè, rìa chợ xưa vẫn đông đúc các ông đồ ngồi viết chữ, hình ảnh ông đồ với áo the, khăn xếp cũng từ đó mà khắc ghi vào trong tâm khảm của hàng triệu người dân Việt Nam. Vũ Đình Liên cũng lớn lên qua những mùa xuân như thế, những cái Tết có bóng dáng của ông đồ và câu đối đỏ. Để rồi khi thời cuôc đổi thay, ông đồ xưa ấy đã dần thưa thớt, những thân phận ấy như mây trôi bèo dạt về đâu, nhà thơ mới có một niềm thương cảm sâu sắc cho thân phận ông đồ, cho một lớp người tàn tạ và sự tiếc nuối một truyền thống đẹp đẽ của dân tộc đã mai một theo năm tháng. Bài thơ “Ông đồ” chính là từ tính cảm đó của nhà thơ mà ra đời.

Ngay từ đầu bài thơ, dòng suy tưởng, hoài niệm của tác giả về hình ảnh ông đồ già xưa đã xuất hiện:

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua”

Từ “Mỗi” cho ta thấy ông đồ chính là một hình ảnh vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam vào mỗi dịp tết đến xuân về. Mùa xuân đến, cùng với màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tàu và sự đông vui, náo nhiệt của ngày tết, đâu đó trên phố phường ở thành thị, hay bên ven đường, rìa chợ ở nông thôn sự có mặt của ông đồ là điều không thể thiếu. Trong bức tranh xuân ấy, ông đồ chỉ chiếm một góc nhỏ, nhưng trong chính bài thơ này thì ông đồ lại chính là trung tâm. Ta có thể cảm nhận được điều đó qua nhịp thơ nhẹ nhàng, lời thơ từ tốn nhưng chan chưa yêu thương của tác giả khi giới thiệu về ông đồ. Ở trong lòng nhà thơ, những ông đồ ấy tuy lặng lẽ mà hết mình, thể hiện tài năng của mình qua đầu ngọn bút, hòa vào cái không khí nhộn nhịp của ngày tết đến xuân về.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 8: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

“Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”

Để viết câu đối, các ông đồ xưa sử dụng loại giấy đỏ rất mỏng manh, với giấy này chỉ cần một chút ẩm ướt là có thể phai màu. Thế mà trong câu thơ “Giấy đỏ buồn không thắm”, không thắm bởi lâu nay không được dùng đến nên phôi pha úa tàn theo năm tháng. Và loại mực được dùng là thứ mực đen thẫm, rước khi dùng thì ta phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên sầu” nghĩa là mực đã được mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ trổ tài, nhưng đợi chờ đến vô vọng. Giấy cũng biết “buồn”, mực cũng u “sầu”, bút pháp nhân hóa đã khiến cho giấy đỏ, mực tàu vốn vô tri, vô giác bỗng trở nên có hồn, có suy nghĩ như con người. Nỗi buồn đó của ông đồ không chỉ thấm vào những đồ dùng mưu sinh hằng ngày mà cảm xúc đó của ông còn lan ra khung cảnh thiên nhiên, cảnh vật khiến không gian trở nên thật đìu hiu, xót xa:

“Ông đồ vẫn ngồi đó

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay”

Ông đồ ở thời vàng son được yêu mến và kính trọng là bao nhiêu thì nay bị hờ hững, hiu quạnh bấy nhiêu, tuy thế ông vẫn kiên trì, cố gắng ngồi bên lề đường chờ mong sự cưu mang giúp đỡ của người đời. Thương thay, vẫn góc phố, vỉa hè ấy, vẫn giấy đỏ, mực tàu, vẫn khăn quấn, áo the…vẫn không gian ấy nhưng nào ai có hay để ý gì đến ông. Không một ánh mắt nào dừng lại, không một trái tim nào đồng cảm và chia sẻ vời ông. Chỉ còn lại ông đồ với chính những xúc cảm của mình:

“Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay”

Dưới ngòi bút tả cảnh ngụ tình của Vũ Đình Liên, khung cảnh thiên nhiên thật xót xa, đìu hiu trước tâm trạng nhân thời thế thái của ông đồ.

Nhưng khi đọc hai câu thơ trên, sẽ có nhiều người đặt câu hỏi, tại sao, giữa mùa xuân mà lại có lá vàng rơi? Phải chăng hình ảnh lá vàng rơi gợi đến sự tàn phai, tàn lụi về một thời kỳ, một lớp người trong xã hội và một phong tục tập quán đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam là chơi câu đối đỏ ngày tết giờ cũng trở thành quá khứ. Hình ảnh ông đồ cũng giống như hình ảnh lá vàng rơi, ông đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng của mình nhưng so với thời đại mới thì ông chỉ còn là chiếc lá úa tàn đang rơi rụng. Tất cả, ông đồ già, giấy đỏ và mực tàu đã dần lùi xa trong dĩ vãng.

Mưa xuân mang lại sức sống tràn đầy cho vạn vật, vậy mà nỗi buồn âm thầm, tê tái từ câu thơ trước lan cả sang câu thơ sau, khiến cho mưa xuân cũng mang một u buồn, xót xa “Ngoài giời mưa bụi bay”. “Giời” chứ không phải là ‘trời’- đó phải chăng là cách nói dân gian của những người muôn năm cũ trong đó có ông đồ. Câu thơ như trải ra nỗi buồn sâu thẳm của ông đồ: dẫu chỉ là mưa bay, mưa bụi nhưng nó cũng đủ sức xóa sạch đi dấu vết của một lớp người. Trước cơn mua bụi nhạt nhòa ấy, ông đồ đang phải chấp nhận một sự thật – mình đã bị lãng quên trong thời cuộc này.

Còn lại một người, tác giả – nhà thơ – Vũ Đình Liên vẫn lưu dấu hình ảnh của ông đồ trong tâm khảm. Tuy ông đồ đã không còn được người đời yêu mến, trong vọng nữa, nhưng nhà thơ vẫn luôn hoài niệm về một thời đã xa:

“Năm nay đào lại nở

Xem thêm:  Hãy chứng minh câu tục ngữ: Hợp quần gây sức mạnh

Không thấy ông đồ xưa”

Khi xưa, mỗi dịp tết đến xuân về, hoa đào nở ta thấy ông đồ ngồi bên lề đường và hòa mình vào sự đông vui náo nhiệt của phố phường. Nhưng nay cùng thời điểm đó thì ông đã không còn nữa, hình ảnh ồng đồ cũng dần tan biến vào dòng thời gian. Cảnh còn đó nhưng người thì đâu?

Giờ đây hình ảnh ông đồ chỉ còn là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn, ông đã bị người đời quên lãng, bỏ rơi ngoài một thi sĩ Vũ Đình Liên. Dòng đời cứ trôi dần và cuốn trôi cả cuộc sống thanh bình đẹp đẽ, giờ chỉ còn là nỗi trống trải, bâng khuâng để rồi nhà thơ cũng phải bật thành câu hỏi đầy cảm xúc:

“Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

Cuối bài thơ là một câu hỏi tu từ, câu hỏi đó như là lời tự vấn, ẩn khuất một sự ngậm ngùi, xót thương. Từ hình ảnh ông đồ nhà thơ liên tưởng đến hình ảnh những người muôn năm cũ và thi sĩ hỏi, hỏi 1 cách xót xa: hỏi trời, hỏi mây, hỏi cuộc sống, hỏi 1 thời đại, hỏi mà để cảm thông cho thân phận của ông đồ, của những người muôn năm cũ đã bị thời thế khước từ. Đến đây, tác giả dường như vỡ òa cái cảm xúc đã kết đọng lại từ lâu: đó làm nỗi đâu vì nhưng gì đã ở vào một thời hoàng kim giờ cũng chỉ còn lại sự thê lương, màu sắc nhạt phai, tê tái.

Tấm lòng hoài thương về một thân phận, một lớp người, một phong tục, một thời đại dần lùi xa vào dĩ vãng đã được Vũ Đình Liên gửi gắm trong bài thơ ngũ ngôn ngắn gọn, nhẹ nhàng. Âm hưởng của bài thơ thổi vào lòng người đọc một niềm ưu tư, thương cảm mang mác, thiết tha. Qua bài thơ ta cũng nhận ra một hồn thơ Vũ Đình Liên giàu xúc cảm về thời thế, thấy được một con người nhân ái, luôn cảm thông sâu sắc và đặc biệt ân nghĩa thủy chung.

Theo Baivanhay.com

Check Also

1e2e7fa24ea378d32ed0630dc6f80716 310x165 - Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Biểu cảm về cây tre Việt Nam Bài làm Cây tre là biểu tượng của …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *