Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Phân tích bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu (Ngữ văn 9)

Phân tích bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu (Ngữ văn 9)

Phân tích bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu (Ngữ văn 9)

Hướng dẫn

Một trong những bài thơ có giá trị đó là bài Đồng chí của Chính Hữu. Là một nhà thơ quân đội, tác giả hiểu rõ tình đồng đội cao quý của những người cùng lí tưởng. Tên bài thơ cũng độc đáo: “Đồng chí”.

Quê hương anh nước mặn đồng chua

……………

Đầu súng trăng treo.

Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu nơi xuất thân của anh bộ đội Cụ Hồ:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lèn sỏi đá,

Anh với tôi, đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bển súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỉ Đồng chí!

Lời trao gửi tâm tình của hai người lính xa quê vào những phút giây nghỉ ngơi ngắn ngủi sau chặng hành quân dài vất vả, sau trận đánh ác Hệt hay trong đêm rừng cùng nhau phục kích quân giặc. Lời tâm sự được tác giả diễn tả bằng hình ảnh đẹp, ấm cúng. Điều làm cho mọi người dễ xích lại gần nhau là những câu chuyện quê hương.

Quê hương anh và làng tôi, cách gọi chứa đựng bao tình cảm gắn bó thiết tha. Không thấy nhắc đến một địa phương cụ thể nào, chỉ biết rằng quê hương anh là vùng nước mặn đồng chua. Câu thơ gợi nhiều hơn tả. Thành ngữ “nước mặn đồng chua” đi vào câu thơ rất tự nhiên, khiến người đọc liên tưởng đến một vùng đồng chiêm trũng ven biển quanh năm úng lụt. Cuộc sống người dân ở dây rất cực khổ, nghèo nàn.

Không hẹn mà nên, những người nông dân ấy gặp nhau tại một điểm: lòng yêu nước. Tình yêu quê hương, gia đình, nghĩa vụ công dân thúc giục họ lên đường chiến đấu. Bởi thế nên từ những phương trời xa lạ, mọi người chẳng hẹn mà quen nhau. Trong môi trường quân đội, đơn vị thay cho mái ấm gia đình, tình đồng dội thay cho tình gia đình. Cái xa lạ ban đầu nhanh chóng bị xóa đi bởi những người cùng cảnh ngộ. Sát cánh bên nhau chiến đấu, càng ngày họ càng cảm nhận sâu sắc về sự hòa hợp, gắn bó gịữa đồng đội cùng chung lí tưởng và hành động:

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỉ

Đọc những câu thơ tiếp, ta hiểu hơn tâm sự của anh bộ đội:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh ướt tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài miếng vả

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Nhà thơ thông cảm với các anh, đi chiến đấu, họ để lại bao khó khăn vất vả sẽ đè nặng lên vai cha già mẹ yếu, vợ dại, con thơ. Biết chắc là như thế nhưng các anh vẫn quyết ra đi cứu nước vì cứu nước là cứu nhà. Ruộng vườn thì gửi bạn thân cày; gian nhà không cũ kĩ, xiêu vẹo đành mặc kệ gió lung lay. “Mặc kệ” nghĩa là dẹp hết chuyện riêng tư sang một bên để lo đánh giặc trước đã. Phảng phất đâu đây cái chí của “Người ra đi đầu không ngoảnh lại” (Nguyễn Đình Thi). Đấy là phong thái, là cách nói dân dã, mộc mạc của người dân. Hai cách nói khác nhau nhưng cùng chung một thái độ dứt khoát đưa nhiệm vụ cứu nước lên trên hết.

Trải qua cuộc sống gian khổ, biết bao điều gắn bó chiến sĩ ta lại với nhau:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Tôi với anh chung cảnh ngộ, anh với tôi chung một lí tưởng, chung đội ngũ và tôi với anh giờ đây lại chung cả những cơn sốt rét rừng ghê gớm. Cái căn bệnh quái ác mà lính ta anh nào cũng sợ. Sợ mà không sao tránh khỏi. Nhà thơ nhắc đến chuyện này như nhắc đến một kỉ niệm khó quên trong tình bạn.

Bài thơ đem lại sự rung động sâu sắc khi dựng nên được hình ảnh trung thực và giản dị của anh bộ đội Cụ Hồ:

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài miếng vá

Miệng cười buốt giá Chân không giày

Xem thêm:  Dàn ý bài: Phân tích khổ thơ thứ 6 trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Đọc đến đây, ai mà không cảm động trước hình ảnh cha ông mình đánh giặc giữa trăm ngàn thiếu thốn. Có thế mới hiểu hơn, thương quý hơn những lớp người đi trước, đánh giặc với vũ khí tự tạo:

Lột sắt đường tàu

Rèn thêm đao kiếm

Áo vải chân không

Đi lùng giặc đánh

(Hồng Nguyên)

Khác chi người lính Tây Sơn áo vải cờ đào, khác chi người nông dân mến nghĩa làm quân chiêu mộ, chẳng cần qua mười tám ban võ nghệ vẫn anh dũng lao vào cuộc chiến đấu chống xâm lăng với rơm con cúi, lưỡi đao phay mà cũng làm nên chiến thắng.

Có sự gặp gỡ lạ kì giữa xưa và nay, tạo nên hình ảnh truyền thống của người dân Việt Nam giàu ngàn đời đánh giặc.

Bao thiếu thốn vật chất được thay thế bằng tình thương yêu sâu sắc của đồng đội:

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Có lẽ không ngôn ngữ nào diễn đạt cho hết tình đồng chí thiêng liêng trong hoàn cảnh ấy. Cái siết tay thật chặt và ánh mắt cảm thông, tin cậy đủ nói lên tất cả.

Đoạn kết của bài thơ thật đẹp. Nó đã tạc vào thơ ca chân dung người chiến sĩ mộc mạc, đơn sơ mà khỏe khoắn, hào hùng:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh hèn nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Chất hiện thực và lãng mạn bay bổng hòa quyện với nhau. Cảnh vẫn là cảnh rừng hoang, sương muối âm u, lạnh giá nhưng dường như nó bị đẩy lùi ra tít phía sau, nhường chỗ cho hình ảnh của đồng đội đang sát cánh bên nhau trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Tình đồng chí thiêng liêng đã sưởi ấm lòng người chiến sĩ, chắp cánh cho tâm hồn họ bay bổng. Đêm khuya chờ giặc, trăng đã xế ngang tầm súng và tác giả hạ câu thơ độc đáo: “Đầu súng trăng treo”. Trong sự tương phản giữa hai hình ảnh súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được mối quan hệ gần gũi. Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến dể bảo vệ hòa bình. Trăng tượng trưng cho cái đẹp và cuộc sống yên vui. Súng và trăng là biểu tượng của dân tộc Việt Nam dũng cảm, hào hoa muôn thuở, đồng thời nó cũng thể hiện lòng tin tưởng và tâm hồn yêu đời của chiến sĩ ta.

Bài thơ Đồng chí là bức chân dung sống động về anh bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến. Chính Hữu đã khắc họa hình ảnh người chiến sĩ với tấm lòng cảm phục và mến thương sâu sắc. Bài thơ lưu lại mãi mãi trong kí ức bao thế hệ cầm súng chống xâm lăng từ đó đến nay. Bởi thế, nhắc đến tác giả là người đọc nhớ ngay đến bài thơ tuyệt vời này.

BÀI LÀM 2:

Trong cuộc trường chinh chống thực dân Pháp, cả dân tộc dã đứng lên để quyết giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc. Hình ảnh anh Vệ Quốc Quân đã trở thành nhân vật trung tâm của cuộc kháng chiến. Đó là con người mang lí tưởng cao cả “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Nơi những chàng trai hào hùng ấy, thắm thiết mối tình đồng chí gắn bó, keo sơn. Tình cảm cao quý ấy đã theo họ suốt chặng đường lịch sử dể tạo nén những kì tích vang dội. Anh lính Cụ Hồ và mối hên hệ tốt đẹp ấy đã kết đọng, ngời sáng trong những áng thơ, lời văn. Dù viết không nhiều và chỉ tập trung về đề tài chiến tranh, người lính nhưng những lời thơ của Chính Hữu đã có những nét đặc sắc, dộc đáo. Bài thơ đồng chí của ông đã vang lên trên đường ra trận, trong trái tim mỗi con người. (Trong đó nổi bật nhất là đoạn thơ sau).

Quê hương anh… trăng treo.

II. THÂN BÀI

Đất nước ngập chìm trong lửa đạn chiến tranh của bọn thực dân xâm lược, dân tộc sống kiếp nô lệ, lầm than. Làm sao có thể cúi đầu cam chịu? Làm sao có thể nhục nhằn chấp nhận? Đáp lại lời kêu toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, biết bao chàng trai đã lên đường theo tiếng gọi của hồn thiêng sông núi. Từ khắp mọi miền đất nước, họ đã hội họp về đây dưới mái nhà chung là quân đội. Sau những buổi luyện tập vất vả, sau những giờ phút chiến đấu căng thẳng, quyết liệt, họ lại rèn luyện, tâm sự với nhau biết bao diều. Đối với những chàng trai ấy, câu chuyện về làng quê bao giờ cũng say mê, cuốn hút và đó chính là nỗi lòng, là máu thịt của họ:

Phần 1: Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lèn sỏi đá.

“Quê hương anh”, “làng tôi” những hình ảnh ấy sao mà gần gũi thân thiết quá. Đó chính là tấm lòng yêu thương tràn đầy, là nỗi thương, niềm nhớ khôn nguôi trong tâm hồn anh chiến sĩ về quê hương. Thành ngữ “nước mặn đồng chua” đi vào trong thơ thật tự nhiên, hòa hợp. Nó gợi về một vùng quê ngập mặn ở vùng đồng bằng ven biển. Ớ đó chàng trai đã phải lặn lội, bươn chải để chắt chiu từng hạt lúa, ngọn bông. Ngược lại, hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” lại gợi lên một vùng quê khô cằn, sỏi đá ở vùng trung du, dồi núi. Họ đã đổ bao giọt mồ hôi, đổ bao sức lực để đổi lấy miếng cơm, manh áo. Khác nhau về quê hương, bản quán nhưng họ lại giống nhau về cảnh ngộ, xuất thân. Họ đều là những người dân nghèo khổ, nhục nhằn, đều là thân phận của người dân mất nước.

Làng tôi nghèo Làng tôi nghèo

Nho nhỏ bèn sông Gió mưa tơi tả

Gió bấc lạnh lùng Thổi vào mái rạ

Trai gái trong làng vất vả ngược xuôi.

Chính điều đó đã tạo nên mối đồng cảm trong tâm hồn người lính giúp họ trở nên gần gũi, thân thiết với nhau hơn. Cuộc chiến dấu với bao thử thách, gian khổ đã làm nảy nở, phát triển mối quan hệ, tình cảm nơi họ.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí

Phần 2: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Chỉ với hai dòng thơ nhưng đã khai mở cả một tâm tình, một nỗi lòng của người lính. Những hình ảnh liệt kê “ruộng nương, gian nhà” sao mà thiết tha, gần gũi đến thế! “Ruộng nương” là nơi anh chiến sĩ đã bao năm tháng gắn bó. Biết bao giọt mồ hôi đã đổ xuống để bông lúa được nảy mầm, tốt tươi, nuôi sống con người. Bên cạnh đó, hình ảnh “gian nhà” lại gắn bó bao nhiêu kỉ niệm, ghi dấu ấn trong cuộc đời con người. Nơi dây, anh chiến sĩ đã sống những tháng ngày thơ ấu, đã lớn lên với bao nhiêu tình cảm khó quên. Thế điều gì đã khiến họ bỏ lại tất cả để ra di, để lên đường? Đó chính là sự cảm nhận, thấu hiểu thân nhân của người dân mất nước, là nơi đày đọa của kẻ bị áp bức, bóc lột mà thủ phạm chính là bọn thực dân phong kiến ngang tàn.

Bát cơm chan đầy nước mắt

Bay còn giằng khỏi miệng ta

Ai mà không mong muốn được sống bình yên bên cạnh gia đình, ai mà chẳng nặng lòng với quê hương. Nhưng vì nghĩa lớn, vì tình yêu quê hương đất nước và sự càm thù giặc sâu sắc họ đã lên đường. Những từ “gửi… mặc kệ” đã diễn tả thái độ cương quyết dứt khoát lúc ra đi. Nó phảng phất cái tư thế của chàng Kinh Kha ra đi không mong ngày trở về. Tư thế ấy thật dũng cảm, đáng khâm phục biết bao! Ta chợt liên tưởng đến hình ảnh người chiến sĩ trong thơ của Nguyễn Đình Thi:

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng nắng lại rơi đầy

Quyết tâm ra đi theo tiếng gọi núi sông nhưng họ nào có thể quên được những hình ảnh, những kỉ niệm, giờ đây đã trở thành máu thịt:

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Chấp nhận cuộc sống đời lính là chấp nhận bao khó khăn, gian khổ nhưng các anh không kể khổ gian khó mà nói về những gian khổ ấy với thái độ thật bình thản. Các anh nhắc đến cái khổ dể nhấn mạnh làm ngời sáng tâm hồn, tình cảm dành cho nhau.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.

Gũng lại “anh với tôi” cũng chịu đựng chia xẻ mọi thiếu thốn, gian khó. Với nghệ thuật liệt kê “cơn ớn lạnh… sốt run người… ướt mồ hôi” nhà thơ đã nói được phần nào tác hại của những cơn sốt rét rừng quái ác đang hoành hành nơi cơ thể người lính.

Xem thêm:  Đọc xong đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”, em có cảm nghĩ gì? Hãy phát biểu.

Giọt giọt mồ hội rơi

Trên má anh vàng nghệ

Thế mà anh vẫn đứng vững, vẫn thiết tha với sự nghiệp đấu tranh giải phóng. Chính nhờ sự động viên, dìu dắt, yêu thương trong tình đồng chí dã hun đúc cho họ một nghị lực mạnh mẽ để vượt qua.

Ra đi với những bộ y phục cũ kĩ thì giờ đây trải qua những tháng ngày miệt mài chiến đấu, chúng đã trở thành.

Áo anh rách vai

Quần tôi có hai mảnh vá Chân không giày

Câu thơ với nghệ thuật tả thực đến từng chi tiết, hình ảnh “áo rách vai, quần vá, chân không giày”. Nó gợi nhớ đến một thời kì gian khổ, đến cùng cực của đời lính. Thiếu thuốc men, quân phục, lương thực, thiếu cả vũ khí, phương tiện phục vụ chiến đấu nhưng các anh đã bất chấp tất cả, lướt thắng mọi gian khổ, thiếu thốn để chiến dấu, chiến thắng.

Bất chấp cái khắc nghiệt, gian khổ của đời sống người lính chính là tinh thần lạc quan, yêu đời. Họ không hề nao núng, sợ hãi trước khó khăn, Nụ cười giữa thời tiết lạnh giá, giữa cái héo hắt của bệnh tật, xơ xác của gian khổ sao mà tươi dẹp và đầy ý nghĩa đến thế! Cái khí phách ngạo nghễ, anh hùng, thái độ kiên trì chịu đựng mọi gian khổ, hi sinh của anh Vệ Quốc quân đã đọng lại trong nụ cười ấy.

Ngôn từ, lời nói rồi cũng có lúc cạn, lúc vơi. Bao nhiêu nhiệm vụ, công việc đang chờ đợi anh thực hiện. Giây phút này chỉ còn đọng lại một hình ảnh thật đằm thắm:

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Phần 3: Khi đã hiểu biết, cảm thông, chia sẻ và yêu thương nhau trong hoàn cảnh gian khổ ấy, người chiến sĩ ấy đã kết chặt trong tình đồng đội, đồng chí cao quý. Bài thơ kết thúc bằng một dêm trực chiến:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bền nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

Thật oai hùng và cảm động hình ảnh những người lính đứng cạnh bên nhau để chờ giặc! Yếu tố thời gian đêm nay kết hợp với yếu tố không gian rừng hoang nói lên bao điều. Các anh vẫn thao thức suốt đêm để chuẩn bị vào trận đánh, để ngăn chặn, tiêu diệt bước chân quân xâm lược. Các anh từ bỏ mái nhà ấm cúng để chấp nhận cái hoang vu, lạnh giá đến tê người của rừng hoang khi đêm xuống. Hoàn cảnh khắc nghiệt ấy đã khắc họa thêm ý chí kiên cường, bất chấp sự quên mình, hi sinh của anh Vệ Quốc quân. Thái độ “chờ giặc tới đã diễn tả một tư thế, một diện mạo của một người chiến sĩ – Tư thế tích cực, chủ động, sẵn sàng chiến đấu, tiến công. Giữa những giờ phút căng thẳng ấy, các anh chiến sĩ vẫn bình tĩnh vững tin vì bên cạnh họ còn có những đồng đội “đứng cạnh bên nhau”. Các anh đã đoàn kết thành một khối, một sức mạnh to lớn, các anh đã sát cánh sống chết có nhau, động viên và siết chặt tay súng để chiến đấu. Chỉ bằng vài chi tiết chấm phá, Chính Hữu đã “tạo” một tượng đài uy nghi, sừng sững về người chiến sĩ, về tình đồng chí keo sơn, gắn bó sống chết cho nhau.

III. KẾT BÀI:

Với phong cách độc đáo, nét bút riêng biệt, đặc sắc, nhà thơ Chính Hữu đã tạo cho bài thơ một dáng dấp đặc biệt. Hình ảnh thơ không khoa trương, hoa mĩ và mộc mạc, chân thực mà đầy thi vị. Lời thơ như lời tâm sự thủ thỉ hết sức chân thành, bình dị mà lại vô cùng gợi cảm, xúc động. Chính bằng cảm xúc chân thành từ trái tim, nhà thơ đã phác họa hình ảnh anh Vệ Quốc Quân với đức dũng cảm, hi sinh, quên mình. Đặc biệt tình đồng chí thiêng liêng chân thành nơi họ thật đẹp đẽ và sống mãi. Nhà thơ đã dựng lên một tượng đài uy nghiêm về ánh chiến sĩ vệ quốc quân thời chống Pháp trong thơ ca, một tượng đài bất diệt trong lòng bao người.

Anh Vệ Quốc quân ơi?

Sao mà yêu anh thế?

Theo Dethihay.com

Check Also

hinh anh hot girl hoc suong 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *