Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Phân tích bài thơ Bình ngô đại cáo của tác giả Nguyễn Trãi -Văn mẫu lớp 10 tuyển chọn

Phân tích bài thơ Bình ngô đại cáo của tác giả Nguyễn Trãi -Văn mẫu lớp 10 tuyển chọn

Phân tích bài thơ Bình ngô đại cáo của tác giả Nguyễn Trãi -Văn mẫu lớp 10 tuyển chọn

Hướng dẫn

Đề bài: Bình Ngô đại cáo được Nguyễn Trãi viết theo lệnh của vua Lê Lợi nhằm tổng kết cuộc kháng chiến chống Minh vĩ đại. Anh chị hãy phân tích bài thơ Bình ngô đại cáo để thấy được những đặc sắc về nội dung của tác phẩm này.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm “Đại cáo Bình Ngô”: Nguyễn Trãi đã theo lệnh của Lê Lợi, viết “Đại cáo Bình Ngô”, nhằm tổng kết cuộc kháng chiến vĩ đại và báo cáo cho toàn dân được biết

2. Thân bài

  • Nguyễn Trãi nêu ra đạo lí nhân nghĩa: Nguyễn Trãi đã đưa vào tư tưởng nhân nghĩa từ chính thực tiễn của lịch sử
  • Tác giả tố cáo tội ác man rợ của giặc Minh: cả đất nước chỗ nào thịt da cũng rướm máu, khắp trời vang lên tiếng căm phẫn, oán than
  • Nêu lên vai trò và phẩm chất của vị chủ tướng Lê Lợi: Lê Lợi có lòng căm thù giặc sâu sắc

3. Kết bài

Ý nghĩa của bài cáo: Như vậy qua bài “Đại cáo bình Ngô” chúng ta đã nhận thức được những sức mạnh làm nên chiến thắng thần thánh của nghĩa quân Lam Sơn.

II. Bài tham khảo

Cuộc kháng chiến chống giặc Minh của quân ta đã hoàn toàn thắng lợi, tiêu diệt mười lăm vạn tinh binh của giặc Minh, đồng thời đã chấm dứt hơn hai mươi năm thảm khốc dưới ách đô hộ và mở ra một kỉ nguyên mới, hòa bình lâu dài cho dân tộc. Nguyễn Trãi đã theo lệnh của Lê Lợi, viết “Đại cáo Bình Ngô”, nhằm tổng kết cuộc kháng chiến vĩ đại và báo cáo cho toàn dân được biết. Đây được coi là “bản tuyên ngôn độc lập tứ hai” sau “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, cũng xứng đáng là “thiên cổ hùng văn” trong lịch sử văn chương của nước ta.

Xem thêm:  Cảm nhận khi đọc bài Cốm - một thứ quà của lúa non

Mở đầu bài cáo là đạo lí nhân nghĩa được xây dựng trên nền tảng tư tưởng thần dân mà Nguyễn Trãi rất coi trọng:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Nguyễn Trãi đã đưa vào tư tưởng nhân nghĩa từ chính thực tiễn của lịch sử, theo ông yên dân là phải trừ bạo để cho dân sống yên lành và hạnh phúc trong một đất nước độc lập, hòa bình. Tư tưởng nhân nghĩa đã không còn hạn hẹp trong phạm vi đạo đức mà trở thành một lí tưởng xã hội, đường lối chính trị lấy dân làm gốc, chính vì thế phải quan tâm và chăm lo cho dân trước tiên. Đồng thời tác giả gắn nhân nghĩa với sự nghiệp chống quân xâm lược, phân định rạch ròi rằng ta là chính nghĩa còn quân xâm lược là phi nghĩa. Tiếp theo, Nguyễn Trãi đã thể hiện lòng tự hào và tự tôn dân tộc về một đất nước có nền văn hiến lâu đời:

“Như nước Đại Việt ta từ trước…

Song hào kiệt đời nào cũng có”.

Tác giả đã khẳng định sự thật lịch sử rằng Đại Việt là một đất nước có ranh giới rõ ràng, đã tồn tại song song với các quốc gia phương Bắc từ lâu đời. Các phong tục cũng khác hẳn so với phương Bắc, các triều đại vua xứng đế, hùng cứ ở một phương chứ không phải là chư hầu. Với truyền thống văn hiến từ ngàn năm cùng với hào kiệt mà đời nào cũng có đã khẳng định nước Đại Việt là quốc gia có chủ quyền, độc lập và tự do, khẳng định chủ quyền đó là một chân lí tất nhiên, không có bạo lực nào xâm phạm nôi. Tác giả đã đưa ra chứng cứ để chứng minh đạo lí nhân nghĩa ấy như:

“Lưu Cung tham công nên thất bại…

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”.

Tác giả đã thông qua những chứng cứ, nhấn mạnh rằng những thế lực phi nghĩa ắt phải tiêu vong, khẳng định chiến thắng chỉ thuộc về bên đấu tranh cho chính nghĩa. Đây là một cách lập luận thật hùng hồn và sắc sảo.

Hiện lên trong bài cáo là thảm cảnh của dân tộc Đại Việt dưới ách đô hộ của giặc Minh, cả đất nước chỗ nào thịt da cũng rướm máu, khắp trời vang lên tiếng căm phẫn, oán than. Tác giả Nguyễn Trãi đã viết nên một bản cáo trạng đầy đanh thép, vừa kết tội bọn bán nước vừa tố cáo quân cướp nước. Tác giả đã vạch trần âm mưu xâm lược rồi lên án chủ trương cai trị thâm độc và cuối cùng tố cáo mạnh mẽ hành động và tội ác của giặc Minh:

“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà…

Bọn gian tà bán nước cầu vinh”.

Tác giả cho thấy âm mưa của giặc Minh đã có từ lâu đời, từ “nhân” có nghĩa là nhân dịp, “thừa cơ” đã phơi bày được luận điệu giả tạo, giả nhân giả nghĩa của chúng.

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.

Hai hình ảnh rất ấn tượng là “nướng dân đen và “vùi con đỏ” đã vừa diễn tả cụ thể tội ác man rợ kiểu trung cổ của lũ giặc, lại vừa như khắc vào bia căm thù để muôn đời người dân nước Việt không quên quân xâm lược bạo tàn. Người dân Đại Việt đã sống trong tình cảnh bi đát đến cùng cực, cái chết chờ đợi họ trong rừng, dưới biển. Ngược lại, hình ảnh kẻ thù xâm lược hung hãn, man rợ đã khắc họa bộ mặt quỷ khát máu của quân xâm lược:

Xem thêm:  Tuần 14: Chính tả Chuỗi Ngọc Lam

“Dối lừa dân đủ muôn nghìn kế…

Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khôn cùng”.

Cuối cùng là hình ảnh của vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn – Lê Lợi và những khó khăn trong buổi đầu lập nghiệp. Trong hình tượng của Lê Lợi có sự thống nhất hài hòa giữa một con người bình thường và một thủ lĩnh nghĩa quân. Lê Lợi có lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm cao độ thực hiện lí tưởng đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước:

“Ngẫm thù lớn há đội trời chung…

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hổi”.

Qua chính hình tượng của vị chủ tướng Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã nói lên tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nghĩa quân có muôn vàn khó khăn, nhưng nhờ tướng sĩ một lòng phụ tử mà cuộc khởi nghĩa đã vượt qua những khó khăn, thử thách, ngày càng lớn mạnh, phản công và thắng lợi.

Như vậy qua bài “Đại cáo bình Ngô” chúng ta đã nhận thức được những sức mạnh làm nên chiến thắng thần thánh của nghĩa quân Lam Sơn năm ấy. Thứ nhất là sức mạnh của tu tưởng nhân nghĩa, ý thức tự tôn dân tộc và mục đích chính nghĩa bảo vệ nền độc lập, văn hiến nghìn đời của Đại Việt. Thứ hai chính là tài trí mưu lược, phẩm chất anh hùng của tướng Lê Lợi, một lòng vì nước vì dân, tự nguyện đặt vận mệnh của dân tộc lên đôi vai mình.

Theo Vanmautuyenchon.com

Check Also

hoaphuong 10 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *