Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy – Ngữ văn lớp 9
Hướng dẫn
– Vẻ đẹp của ánh trăng không ai chối cãi được. Nó đôi lúc như một thiếu nữ thật xinh nhưng cũng đôi lúc như một bà già trăm tuổi bởi dường như trăng như nỗi lòng con người. Lúc thì vui trẻ lúc thì quạnh hiu biết bao. Ánh trăng mãi là vầng sáng hư áo đốn tim mọi ánh nhìn. Bài thơ”ánh trăng của Nguyễn Duy giúp ta nhìn nhận lại sự thực của cuộc sống hiện đại, chúng ta dường như đã quên đi”ánh trăng bạc tình nghĩa” đó khi nào không hay!
Những vần thơ đầu tác giả đã hoài niệm về những hình ảnh xưa cũ bên người bạn đẹp đó
“Hồi nhỏ sống với đồng..
….
Vầng trăng lị thành tri kỉ.”
+ Đó là tuổi thơ vui đùa hồn nhiên bên những cánh đồng, bên những công việc ruộng đồng của ba mẹ vào chập tối đó cũng chính alf lúc vầng trăng rọi snags cả bầu trời. Vầng trăng như hiểu con người cần nguồn sáng để lao động và thế vầng trăng nhô lên bên cạnh những hoạt động lao động thầm lặng đó
+ Đó là mỗi lần ngồi chơi đùa bên dòng sông quê hương và tất nhiên ánh trăng là người bạn vui nhộn trong cuộc chơi thời ấy
+ Đến khi lớn lên, đất nước chia ra hai ngả. NHững con người tỏng trái tim mang hình bóng của quê hương ra trận, ra trận mệt mỏi ban đêm có rừng, có trăng bầu bạn tâm sự. Và không biết từ lúc nào, vầng trăng hóa thành người thân thiết, người bạn tri kỉ trăm năm gắn bó bên ta.
– Tiếp theo tác giả tả về vẻ đẹp phong trần của người bạn đó, là sự sống giản dị”trần trụi với thiên nhiên” là tâm hồn trẻ thơ, hồn nhiên. Và chắc hẳn sẽ không bao giờ quên người bạn gắn với hai phân ba cuộc đời tác giả
– Nhưng, cuộc sống luôn chạy quanh con người khiến nhân vật trong bài thơ đã lãng quên người bạn đó khi nào không hay; quên đi hình ảnh ánh sáng diệu kì soi sáng đó mà thay vào đó là hình ảnh của những bóng đèn điện khắp phố phường. Cuộc sống hiện đại, những tấp nập của chốn thị thành xung quanh làm cho con người ta quên đi những cái xưa cũ.
+ Chúng ta không thể trách lòng người được bởi vì cuồng quay cuộc sống mưu sinh làm cho con người lãng quên mất đi tình bạn đẹp năm xưa cùng với ánh trăng ấy. Nhà cửa, phố xa đã che lấp đi ánh sáng tri kỉ đó. Vầng trăng ấy vẫn dõi theo con người từng ngày một chỉ là con người không nhận ra mà thôi, người bạn đó vẫn hằng ngày dõi theo bạn. Chỉ gặp lại, thổn thức lại ánh trăng năm xưa khi những ánh đèn điện tắt và lúc ấy cũng chính là lúc có cái gì rưng rưng ở mắt, có cái gì nặng trĩu ở lòng
– Trăng ”im phăng phắc” như trách lòng người khiến nhân vật trong bài thơ phải “giật mình”
c) Đánh giá
– Ánh trăng vốn vậy, vốn dõi theo con người. Ở thời đại này vẻ đẹp của ánh trăng khiến ta khó cảm nhận hết được bởi vì nó bị che phủ đi những thứ đẹp đẽ, kiêu sa hơn ánh sáng đó. Nhưng vẻ đẹp của ánh trăng mộc mạc, đơn sơ đó không một ánh sangsnaof hiện tại có thể thay thế được
NỘI DUNG BÌNH GIẢNG BÀI THƠ ÁNH TRĂNG THAM KHẢO
Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước, là người lính cách mạng, Nguyễn Duy đã từng trải qua bao thử thách, gian khổ, từng chứng kiến bao hi sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, từng sống gắn bó với thiên nhiên núi rừng tình nghĩa. Sự từng trải ấy của Nguyễn Duy đủ để ta hiếu được vì sao ông giàu lòng ân nghĩa thủy chung với quá khứ để rồi tiếng lòng được cất lên từ một bài thơ Ánh trăng với sự suy ngẫm của riêng mình. Và qua đó, Nguyễn Duy không chỉ muốn gợi nhắc đến mỗi con người đừng bao giờ lãng quên quá khứ mà phải có tình cảm nhớ về cội nguồn, nhớ về người đã khuất.
Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ phù hợp với giọng điệu tâm tình được kể theo một trình tự thời gian và sự biến đổi trong không gian:
Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
Nhịp điệu câu thơ nhanh không chỉ diễn tả cảm xúc trào dâng mà còn gợi lại một quá khứ sống hồn nhiên, gần gũi với thiên nhiên. Cái hay của khổ thơ là lấy hình ảnh của không gian “đồng – sông – bể – rừng” để diễn tả sự trưởng thành của nhà thơ được lớn lên từ đồng quê đến khi vào chiến trường của một thời máu lửa. Hình ảnh vầng trăng đã một thời gắn chặt tuổi thơ, rồi với người lính, trăng đã trở thành “tri kỉ”, có nghĩa là trăng và người lính có sự chia sẻ, gần gũi, đồng cảm, đồng tình, hiếu biết lần nhau. Trăng với người lính, với nhà thơ trong những năm ở rừng thời chiến tranh đã trở thầnh “đôi bạn tri kỉ”.
Phải nói rằng, không riêng gì Nguyễn Duy đề cập đến tình “tri kỉ” giữa người lính và trăng mà ta còn thấy một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc như Hồ Chí Minh đã từng coi trăng là bạn đời, là tri kỉ: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ – Trăng nhòm khe cửa ngắm nhả thơ” (Ngắm trăng). Và trong bài Đồng chí Chính Hữu đã khắc tạc cảnh “rừng hoang sương muối” đang chủ động chờ giặc tới “đầu súng trăng treo”. Và rất nhiều nhà thơ khác, ở mọi thời đại cũng có cái nhìn về trăng như vậy và lấy trăng làm đề tài trong tác phẩm của mình. Còn đối với Nguyễn Duy, trăng như là một ám ảnh, một kỉ niệm khó quên và là một đối tượng để nhà thơ suy ngẫm.
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không hao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa
Ý của hai câu thơ: “trần trụi với thiên nhiên – hồn nhiên như cây cỏ” là nhà thơ muốn khẳng định tình cảm của người lính, của nhà thơ đối với thiên nhiên là gần gũi thân quen. Tâm hồn cua người lính thì hồn nhiên giống “như cây cỏ”. Chính vì vậy mà vầng trăng không chỉ là “tri ki” mà còn là “tình nghĩa”.
Hai khổ thơ đầu là dòng hồi ức của một chứng nhân “ngỡ không bao giờ quên” về một thời tốt đẹp thủy chung như thế. Nhưng rồi mọi sự thay đổi do điều kiện sống “nơi thành phố hiện đại lắm ánh điện, cửa gương, người ta chẳng mấy lúc cần và cũng ít khi chú ý đến ánh trăng:
Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
Giọng diệu câu thơ như lời kế chuyện bình thường, nhưng chứa dựng bao điều trăn trở, một quá khứ tốt đẹp đã bị vô tình lãng quên hay cố ý lãng quên. Thế ta mới thấy hoàn cảnh có tác động đến con người ghê gớm thật! Nguyễn Duy đã gợi dậy trong ta một trường liên tưởng sâu xa về tình nghĩa thuy chung, về cuộc đời, về lẽ sống đế mỗi con người phải suy ngẫm mà hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, để tự hoàn thiện ở chính mình.
Khoảnh khắc hoài niệm mà Nguyễn Duy kể lại trong một tinh huống “ở chốn thị thành” đã tạo nén cái chất trữ tình trong thơ càng trở nên sâu lắng, chân thành. Và đó là tiếng lòng của Nguyễn Duy muốn trang trải.
Mạch vận động của bài thơ phát triển đến một tình huống khá đặc biệt:
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột càng trống trơn
Hai từ: “thình lình”, “vội”, “đột ngột” diễn tả sự việc diễn ra trong một khoảnh khắc có tác động mạnh đên dòng suy nghĩ của con người đã “quen ánh điện cửa gương”. Một khoảnh khắc nhanh chóng đưa nhà thơ trở về với hồi ức, với ki niệm của tuổi thơ, của một thời chiến tranh máu lửa, một thời đã từng gắn bó với thiên nhiên, với vầng trăng “tri ki”. Hình ảnh vầng trăng xưa đến với người vẫn cứ “tròn”, vẫn “đẹp” cuốn hút nhà thơ đối diện với thực tại mà lòng xúc động, bâng khuâng:
Ngửa mặt lên nhìn mặt cô cái gì rưng rưng như là đồng, là bể như là sông là rừng
“Ngửa mặt lên nhìn mặt” là sự đối diện đàm tâm giữa người và tràng có một tình “tri ki” đã một thời gắn bó. Cảm xúc của Nguyễn Duy được diển tá bằng một hình tượng thơ đặc biệt khơi gợi! Những suy tư, trăn trở, biểu hiện những hoạt động nội tâm cao độ: “có cái gì rưng rưng”. Trong khoảnh khắc đó đã làm hiện lên trong tâm trí nhà thơ những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu “như là đồng là bể – như là sông là rừng”.
Khổ cuối bải thơ mang tính hàm nghĩa độc đáo, đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lí:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
Hình ảnh “vầng trăng tròn” là tượng trưng cho vẻ đẹp viên mãn, một quá khứ đẹp đè, vẹn nguyên chẳng thế phai mờ. Người vô tình nhìn thấv “trăng cứ tròn vành vạnh” lại càng thấy cái “khuyết” ỏ’ chính mình đế rồi có một lần “giật mình” đáng nhớ ấy! “Ánh trăng im phăng phắc” chính là hình ảnh của người bạn bao dung, độ lượng nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở “người vô tình” sống phải có nghĩa tình, thủy chung mà không hề đòi hỏi đền đáp. Đó cũng chính là phẩm chất cao cả của nhân dân với đạo lí: uống nước nhớ nguồn.
Bài thơ mang dáng dấp của một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian và sự thay đổi trong không gian. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà bộc lộ. Ánh trăng là một bài thơ hay, đạt hiệu quả nghệ thuật cao từ sự vận động một cách sáng tạo thể thơ năm chữ phù hợp với giọng điệu tâm tình; nhịp thơ trôi chảy, tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, lúc thì thiết tha, lúc trầm lắng giàu chất suy tư. Từ một câu chuyện riêng, bài thơ còn là lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của người lính đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa và còn hơn thế nữa, bài thơ có ý nghĩa đối với nhiều người, nhiều thời bởi nó dặt ra vấn đề về thái độ sống với quá khứ, với người đã khuất và cả đối với chính mình.
*****
Theo Dethihay.com