Nêu suy nghĩ của em về: Khiêm tôn, thật thà, dũng cảm
Hướng dẫn
Có biết bao đức tính phải học tập, rèn luyện? Không thể lơi là tự rèn luyện ba đức tính sau đây: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Vậy thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm? Tại sao, mỗi chúng ta phải học tập, rèn luyện, tu dưỡng các đức tính khiêm tốn, thật thà, dũng cảm?
1. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng tự phụ. Khiêm tốn để học tập cái hay, cái tốt đẹp của mỗi người. Khiêm tốn vì luôn luôn cảm thấy bản thân mình chưa hoàn thiện, chưa tài giỏi, cần phải học tập mọi người để vươn lên. “Kẻ sĩ phải hiếu học và khiêm tốn” (Lê Quý Đôn). Khiêm tốn trong lời ăn, tiếng nói, trong sinh hoạt, nếp sống, trong cách cư xử hằng ngày. Có khiêm tốn mới được mọi người quý trọng. Nếu kiêu ngạo, khoe khoang là tự sát, bị mọi người xa lánh, coi khinh. Dù tài giỏi đến đâu cũng không nên kiêu căng mà phải khiêm tốn, bởi lẽ kiến thức của mỗi người chỉ là một giọt nước trên biển cả mênh mông, cổ nhân từng nhắc nhở: “Chớ khoe điều hay, chớ khoe công trạng”, bởi lẽ khoe là hay sẽ mất hay, khoe là tài, là giỏi sẽ mất giỏi. Vì thế, thời cắp sách, thời tuổi trẻ, chúng ta phải khiêm tốn học tập để sớm trở thành học sinh giỏi, sinh viên xuất sắc. Bước vào đời, ai cũng nên, cũng cần khiêm tốn để sống đẹp, sống có văn hóa. “Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng” là thiếu khiêm tốn, là kiêu căng, kiêu ngạo! “Khiêm tổn là cơ bân của mọi điều thiện. Kiêu ngạo là dứng đầu mọi điều ác” – chúng ta cần nhớ để làm người!
2. Thật thà là đức tính mà ai cũng cần phải tu dưỡng. Thật thà như không khí, nước, ánh sáng cho mỗi chúng ta. Sống đàng hoàng, không tham lam của người khác, không giả dối, không giả tạo là thật thà. Trái với thật thà là tham lam, gian tham, gian manh. Nhân dân ta thường nói: ‘Thật như đếm”, “Thật thà là cha mách qué”, “Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối”, v.v…
‘lam hồn có trong sáng mới sống thật thà. Người sống thật thà không bao giờ bịa chuvện nói xấu ai, không lừa dối ai để kiếm lợi. Học sinh nào quay cóp trong thi cử là lừa thầy dối bạn. Buôn bán dùng hàng giả để lừa bịp người tiêu dùng, để có “nhất bản vạn lãi” là đồ gian manh, bịp bợm. Bọn cán bộ biến chất hoặc chạy chức, chạy án, hoặc đục khoét của công để làm giàu là bọn gian manh, lưu manh rất đê tiện bỉ ổi, bị pháp luật trừng trị, bị nhân dân phỉ nhổ. Chúng ta phải trau dồi tính thật thà, sống trung thực để làm người có văn hóa, có đạo đức tốt. Ông bà cha mẹ, thầy cô giáo cần sống thật thà để nêu gương sáng cho con cháu, cho học sinh noi theo. Nhiều em bé, nhiều học sinh bắt được của rơi đã trả lại cho người mất của, được báo chí nêu gương, ngợi ca. Đó là hình ảnh người tốt, việc tốt, để lại tiếng thơm cho gia đình và nhà trường.
3. Đức tính thứ ba mà ta bàn tới là dũng cảm. Dũng câm là phẩm chất của ý chí. Dũng cảm là gan góc, gan dạ, có dũng khí dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm để làm nên những việc nên làm! Lòng dũng cảm, tinh thần dũng cảm có nhiều biểu hiện. Chân thành nhận khuyết điểm, sai lầm, nghiêm túc nhận kỉ luật là dũng cảm. Dám nhìn thẳng vào sự thật đê’ tìm mọi cách sửa chữa,… là dũng cảm. Không né tránh, không lùi bước, dám cả gan đương đầu với mọi thách thức khó khăn, nguy hiểm là dũng cảm. Dám đương đầu với mọi kẻ tử thù, xông pha giữa rừng tên mũi giáo, giữa mưa bom bão đạn với tinh thần quyết chiến quyết thắng là dũng cảm, là quả cảm. Người dũng cảm không sợ khó, sợ khổ, sợ hi sinh, sẩn sàng xả thân vì đại nghĩa để cứu dân, cứu nước.
Có nhiều bài thơ, bài văn, câu thơ, câu văn thật hay, thật đẹp nói về tinh thần dũng cảm của quân và dân ta trong khói lửa chiến tranh chống quân xâm lược mà nhiều người vẫn truyền tụng.
“…Dầu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta vẫn vui lòng”.
(Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)
“Đem đợi nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay…”
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
“…56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng, chí không mòn
Những dồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão…”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật hom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng!…”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kinh – Phạm Tiến Duật)
v.v…
Qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần dũng cảm đã gắn kết với lòng yêu nước của nhân dân ta tạo nên sức mạnh Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng Việt Nam để chiến thắng thù trong giặc ngoài, xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam,
Tóm lại, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là ba phẩm chất tốt đẹp chung đúc nên vẻ đẹp tâm hổn, vẻ đẹp chí khí của dân tộc ta trong trường kì lịch sử.
Tuổi trẻ Việt Nam nguyện học tập, tu dưỡng và rèn luyện các phẩm chất ấy để sớm trở thành con người mới, kế thừa và phát triển truyền thống cao quý của ông cha, tổ tiên, nguyện đem trí tuệ, đạo đức và tài năng xây dựng đất nước ta ngày một thêm hùng mạnh và giàu đẹp.
Theo Baivanhay.com