Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Nêu cảm nghĩ về một kỉ niệm (ngày đầu tiên đi học, thời thơ ấu, …)

Nêu cảm nghĩ về một kỉ niệm (ngày đầu tiên đi học, thời thơ ấu, …)

Nêu cảm nghĩ về một kỉ niệm (ngày đầu tiên đi học, thời thơ ấu,…)

Gợi ý

1. Mở bài: giới thiệu

Một kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học (vui, buồn, buồn cười, thú vị…)

Cảm xúc của em mỗi khi nhớ lại…

Tham khảo: Dù gần bảy năm trôi qua, thời gian đủ dài để đưa nhiều câu chuyện chìm vào quên lãng. Nhưng lạ thay! Tôi vẫn nhớ như in về một sự việc buồn cười trong ngày đầu tiên đi học của mình. Ôi thương làm sao cái kỉ niệm hồn nhiên trong sáng ngây thơ ấy.

2. Thân bài: Viết thành 3 đoạn, kể toàn bộ câu chuyện theo bố cục ba phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc các sự việc.

  • Sự việc mở đầu:

Làm sao tôi có thể quên cái ngày “quan trọng” ấy. Sáng hôm đó, trời trong xanh, mát dịu, lòng tôi nôn nao hồi hộp ngồi sau xe mẹ chở với những suy nghĩ vẩn vơ trong đầu…

Lúc đến trường, trái tim tôi dường như đập mạnh khi lần đầu tiên trông thấy mái trường rộng lớn khang trang và nổi bật với dòng chữ “Trường Tiểu học…”

Vì đã được “tôi luyện” qua ba năm “Mẫu giáo” nên tôi vốn dạn dĩ lại càng dạn dĩ hơn. Tuy nhiên khi thấy một vài bạn thút thít, tôi cũng chợt chạnh lòng…

Tụ tập trước sân trường, tôi bắt gặp nhiều gương mặt quen thuộc, những bạn đã học cùng tôi hồi mẫu giáo, và diễn biến câu chuyện cũng bắt đầu từ đây…

  • Sự việc diễn biến:

Như không tin vào mắt mình, đó chính là H – người bạn thân thiết nhất của tôi trong suốt hai năm học lớp mầm, lớp chồi.

Xem thêm:  Kể về ký ức đẹp về thầy cô và mái trường

Mặc dù không ở gần nhà nhau nhưng không biết vì sao tôi và H thân nhau lắm. Có gì cũng đem cho nhau ăn, cùng nằm ngủ cạnh bên nhau, khi chơi đùa cũng chỉ muốn bắt cặp với nhau thôi.

Chỉ tiếc là khi lên lớp lá, H chuyển về quê sau khi học được một tháng. Khi ấy, tôi khóc như mưa vì không còn gặp bạn, thậm chí còn chẳng muốn đi học nữa. Mẹ phải khuyên nhủ mãi tôi mới dịu lại…

Ngỡ là một giấc mơ, người bạn thân thiết của tôi đang đứng đó. Tuy có khác đôi chút, làn da ngăm đen hơn, người cũng ốm so với trước đây nhưng đôi mắt thì vẫn vậy – tròn xoe, đen láy với làn mi cong cong ấn tượng…

Không kiềm nén được cảm xúc, tôi chạy lại ôm chặt lấy H khóc nức nở, dường như nỗi nhớ bạn khiến tôi quên mất rằng có rất nhiều cặp mắt đang nhìn tôi…

H đứng im dường như không nhận ra tôi, hơi ngỡ ngàng đẩy nhẹ tôi ra và hỏi tôi một câu mà làm tim tôi đau nhói: “Bạn là ai? Bạn làm gì vậy?”

Lúc này, lấy lại bình tĩnh, tôi hỏi: “H không nhớ K à? Hai đứa mình học chung trường Mầm non … đây”.

H nhẹ nhàng đáp: “Xin lỗi bạn, mình tên T”

Tôi bắt đầu thấy ngại ngùng, xấu hổ, khi nhìn kĩ lại đúng là không phải H, mặc dù rất giống nhưng chỉ là người giống người mà thôi…

Xem thêm:  Miêu tả quang cảnh giờ ra chơi ở trường em

Tôi lí nhí xin lỗi rồi chạy đi chỗ khác lãng tránh, mặt mày đỏ gay…

Tôi như muốn chui xuống đất mà trốn vì sự nhầm lẫn tai hại này và thầm ước mong không để bạn thấy lại mình.

  • Sự việc kết thúc:

Thế rồi, “trái đất tròn” thật, khi vào lớp, thêm một lần tôi không tin vào mắt mình, T ngồi đó và cô chủ nhiệm còn xếp tôi ngồi cạnh với bạn. Thế mới “đau” chứ!

Sau đó, tôi với bạn dần dần quen nhau, giờ đây là đôi bạn thân thiết. Tôi thầm cảm ơn sự nhầm lẫn ấy để giờ đây tôi lại có một tình bạn đẹp.

Ôi cuộc đời vốn biết bao điều bất ngờ thú vị!

3. Kết bài:

Nêu nhận xét về kỉ niệm…

Cảm xúc trong em mỗi khi nhớ…

Lời ước, lời hứa của bản thân…

Tham khảo: Đó là một kỉ niệm buồn cười nhưng cũng ấn tượng nhất trong quãng đời học sinh của mình mà mãi mãi tôi không thể nào quên. Mỗi khi nhớ lại, tôi thầm tự cười một mình. Ôi thật là! Hai đứa giờ là bạn thân và tôi ước mong sao, tình bạn này luôn bền chặt…

“Sống trong bể ngọc kim cương

Không bằng sống giữa tình thương bạn bè”

Check Also

ao dai2 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *