Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 12 / Mở bài kết bài Ông Đồ ngữ văn 8 hay nhất

Mở bài kết bài Ông Đồ ngữ văn 8 hay nhất

Mở bài kết bài Ông Đồ ngữ văn 8 hay nhất

Top 4 mở bài Ông Đồ

Mở bài trực tiếp Ông Đồ

Vũ Đình Liên là một nhà thơ nổi bật với thiên hướng văn chương mang nặng nỗi tiếc thương và sự hoài niệm quá khứ, hoài niệm những giá trị văn hóa cổ truyền một thời đã xa “nay chỉ còn vang bóng”. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách ấy chính là bài thơ “Ông đồ”, lời thơ bình dị mà cảm động đã khắc họa thành công tình cảnh đáng thương và niềm thương cảm chân thành của nhà thơ dành chô một lớp người đang dần bị lãng quên vào quá khứ.

Mở bài gián tiếp Ông Đồ

Với phong trào Thơ mới (1932-1945), bên cạnh những cái tên như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Thế Lữ, Chế Lan Viên,…thì ta không thể không nhắc tới Vũ Đình Liên – một hồn thơ mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Bài thơ “Ông đồ” có thể coi là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của thi nhân. Bài thơ được sáng tác năm 1936 và in trên báo Tinh hoa.

Mở bài nâng cao Ông Đồ

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” từ lâu đã trở thành đặc trưng ngày tết của người Việt, thú chơi chữ cũng từ lâu là một thú chơi tao nhã của không chỉ tầng lớp nho học mà toàn dân tộc thời bấy giờ, khắc sâu vào tâm trí người Việt. Để rồi khi nét đẹp văn hóa ấy bị mất đi, không khỏi có nhiều người nuối tiếc, tiếc cho những “ông đồ già” và cho những giá trị xưa cũ. Vũ Đình Liên với bài thơ “Ông đồ” là một trong số đó. Ngay nhan đề bài thơ cũng gợi nhớ một nét đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng cùng sự tiếc thương vô cùng.”

Mở bài Ông Đồ hay nhất

Mỗi người nghệ sĩ có phong cách thơ khác nhau, như Hoài Thanh đã viết trong Thi nhân Việt Nam: “…một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính…”. Quả vậy, đó là nét riêng biệt, là “dấu vân chữ” phân biệt họ với các tác giả khác, là ấn tượng riêng để bạn đọc nhớ đến họ. Và Vũ Đình Liên đã để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc bằng một giọng thơ mang nặng sự hoài niệm quá khứ. Tiêu biểu nhất cho đặc trưng này là bài thơ “Ông đồ” được tác giả viết năm 1963, khi nền Hán học đang dần mất đi vị thế của mình, ông bày tỏ niềm tiếc thương với một nét đẹp truyền thống đang dần bị lãng quên qua hình ảnh ông đồ già.

Top 3 kết bài Ông Đồ

Kết bài trực tiếp Ông Đồ

Tóm lại, với kết cấu chặt chẽ, đặc sắc đầu cuối tương ứng, ngôn từ trong sáng, bình dị, tác phẩm đã khắc họa thành công tình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khới gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả. Qua đó ta cũng thấy được tình cảm trân trọng, tiếc nhớ của tác giả dành cho một nét đẹp văn hóa đang dần bị lãng quên của dân tộc.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Kết bài gián tiếp Ông Đồ

Như vậy, Vũ Đình Liên đã viết “Ông đồ” với lời thơ trong sáng, giản dị, nhưng vô cùng hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”, sử dụng các hình ảnh thơ bình dị nhưng đầy gợi cảm, có sức khái quát cao, bày tỏ được chân thực những tình cảm của tác giả đối với lớp người đại diện cho quá khứ, cho những điều tốt đẹp đang bị lãng quên, qua đó ta thấy được tài năng và phong cách thơ đặc trưng của tác giả.

Kết bài Ông Đồ

Bài thơ “Ông đồ” có kết cấu chặt chẽ theo lối đầu cuối tương ứng, lời thơ tưởng chừng giản dị nhưng mang nặng nỗi niềm tiếc nhớ, thương cảm, tất cả những điều đó tập trung làm nổi bật chủ đề mang tinh thần hoài cổ, sức truyền cảm nghệ thuật lớn, tạo nên sức sống bền bỉ cho tác phẩm trong lòng bạn đọc.

Mở bài kết bài Ông Đồ

Theo Dethihay.com

Check Also

7212 1494911290056 1016 310x165 - Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *